- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Trẻ có nguy cơ bị điếc khi nằm điều hòa không đúng cách
Điều hòa, máy lạnh trở thành vật cứu rỗi trong tiết trời nắng nóng, tuy nhiên ít ông bố bà mẹ biết rằng, nằm điều hòa,lúc vừa mới sinh trẻ có nguy cơ bị điếc.
Mùa hè đang đến rất gần và trở thành nỗi ám ảnh của những bà mẹ mới sinh. Điều hòa, máy lạnh trở thành vật cứu rỗi trong tiết trời nắng nóng, tuy nhiên ít ông bố bà mẹ biết rằng, nằm điều hòa, máy lạnh lúc vừa mới sinh trẻ có nguy cơ bị điếc.
Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng số trẻ bị điếc ở Việt Nam ngày càng gia tăng trong đó số trẻ bị điếc bẩm sinh chiếm từ 3-5%. Trẻ bị điếc có thể do các nguyên nhân sau:
Khi mang thai nếu mẹ bị viêm nhiễm Rubella thì chắc chắn khi sinh ra con sẽ bị điếc. Đặc biệt, nếu người mẹ có sử dụng thuốc kháng sinh nhóm aminoglycosid như Streptomycin, Dihydrostreptomycin, Neomycin,Kanamycin...sẽ gây độc với ốc tai thai nhi.
Ngoài ra, mẹ bị nhiễm các chất độc như thuốc chữa bệnh, rượu, thuốc lá, ma túy…cũng là nguyên nhân khiến con sinh ra bị điếc.
Trong quá trình sinh, các tai biến như sinh non, ngạt thở, sinh khó, bị vàng da…đều có thể dẫn đến nguy cơ trẻ bị điếc.
Khi trẻ chào đời, bị các bệnh như viêm màng não, viêm phổi, viêm tai, nhiễm độc...đều ảnh hưởng tới tai trong do độc tố của một số vi khuẩn gây bệnh. Bên cạnh đó, yếu tố di truyền ở bố mẹ hoặc ông bà bị điếc thì lúc sinh ra khả năng trẻ cũng dễ mắc hiện tượng nghe kém hoặc bị điếc.
Các ông bố bà mẹ cần đặc biệt chú ý là khi mới sinh ra đặt trẻ nằm trong phòng điều hòa, máy lạnh ở nhiệt độ thấp cũng khiến trẻ có nguy cơ bị điếc.
Theo lý giải của các chuyên gia y tế, trẻ quen nằm trong bụng mẹ vốn ấm áp, nay vừa ra ngoài đã gặp sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn. Gặp nhiệt độ lạnh mạch máu co lại khiến không đủ máu nuôi tai trong, khi không sơ cứu kịp thời máu lưu không lưu thông đến các tế bào thần kinh ở tai trong dẫn đến tổn thương và trẻ bị điếc.
Khi trẻ bị sổ mũi hoặc nghẹt mũi, dịch ứ đọng trong mũi rất nhiều và đặc. Nếu xì mũi quá mạnh hoặc bố mẹ bịt hai lỗ mũi của con khi con xì mũi sẽ khiến dịch này dễ dàng bị đẩy ngược lên tai bởi ống dẫn từ mũi họng lên tai trẻ em rất ngắn, chỉ khoảng 0,5cm, lại nằm ngang, thẳng. Từ đó khiến trẻ bị viêm tai giữa hoặc ù tai, nghe kém, nghễnh ngãng, giao tiếp khó khăn. Nếu không được điều trị kịp thời trẻ cũng có nguy cơ bị điếc.
Các nhà khoa học cũng đã chứng minh rằng, tiếng ồn có cường độ trên 115 dB được coi là nguy hiểm cho trẻ em vì có thể gây điếc, nghe kém dù chỉ tiếp xúc 1 lần trong thời gian từ 3 đến 15 phút. Nếu phải sống thường xuyên ở nơi ồn ào như vậy, trẻ nhỏ có thể sẽ bị nghe kém.
Vì vậy, lời khuyên dành cho các bậc cha mẹ là không nên bật máy lạnh, điều hòa ở nhiệt độ quá thấp, tốt nhất từ 25 độ trở lên; đang đi ngoài nắng về không nên cho trẻ tắm nước lạnh ngay; không nên để trẻ ở nơi quá ồn; đặc biệt lưu ý cách chăm sóc trẻ như xì mũi, ngoáy tai và đặc biệt là phải tiêm phòng đầy đủ… Khi trẻ có hiện tượng ù tai, nghe kém phải đi kiểm tra thính lực ngay lập tức để các bác sĩ có phương án điều trị kịp thời.
Các bé khiếm thính bẩm sinh được can thiệp (trợ thính, phục hồi chức năng tốt) trước 6 tháng tuổi thì gần như đạt được khả năng nghe và hòa nhập như trẻ bình thường.
- Sức khỏe1 giờ trướcMột nghiên cứu mới tiết lộ rằng virus gây ra bệnh Covid-19 có thể tồn tại trên vải, chẳng hạn như quần áo hoặc vải bọc, đến 3 ngày.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe1 giờ trướcBản tin 18h ngày 25/2 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết có 8 ca mắc mới COVID-19, trong đó riêng Hải Dương có 7 ca; 01 ca ở Tây Ninh là trường hợp nhập cảnh được cách ly ngay.
- Sức khỏe2 giờ trướcNếu như bạn mua thuốc uống, vận động linh hoạt mà cơn đau vai gáy không hề thuyên giảm thì rất nên đến viện để kiểm tra 3 loại ung thư dưới đây.
- Sức khỏe4 giờ trướcMới đây, bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng đã tiếp nhận bệnh nhân gặp tai nạn chấn thương dương vật với tình trạng đau, sưng to, tím tái, dương vật vẹo phải.
- Sức khỏe6 giờ trướcNgay trong đêm 24/2, BCĐ phòng chống dịch COVID-19 huyện Tứ Kỳ đã quyết liệt chỉ đạo các biện pháp phòng chống dịch: khoanh vùng, phong toả, truy vết thần tốc, lấy mẫu xét nghiệm, cách ly, dập dịch.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe8 giờ trướcNữ bệnh nhân 48 tuổi trú tại Cầu Giấy được xuất viện sau 3 lần âm tính. Ngày 24/2, bà được lấy mẫu theo dõi sau ra viện, kết quả dương tính ngày 25/2, được chuyển Bệnh viện Nhiệt đới trung ương 2 để tiếp tục cách ly, điều trị.
- Sức khỏe9 giờ trướcNgày 24/2, lô vắc xin Astra Zeneca phòng Covid-19 đầu tiên của Anh đã về Việt Nam và hiện Bộ Y tế đang nhanh chóng lên kế hoạch tiêm ngay trong tháng 3 tới.
- Sức khỏe10 giờ trướcCác bác sĩ xác định cháu P. bị nhiễm khuẩn Whitmore trên vết thương do gà mổ.
- Sức khỏe12 giờ trướcTình trạng của Dae'Shun Jamison là lời cảnh báo biến chứng nguy hiểm mà Covid-19 có thể gây ra cho trẻ em, nhóm bệnh nhân rất dễ bị tổn thương.
- Sức khỏe1 ngày trướcCăn bệnh ung thư da đầu không phổ biến nhưng cũng không hiếm gặp, và vì xảy ra ở vùng đầu nên dễ di căn vào não gây nguy cơ tử vong cao.
- Chiều 24/2 có thêm 9 ca nhiễm Covid-19 tại Hải Dương, đều trong khu vực đã được phong toả và cách lySức khỏe1 ngày trướcChiều 24/2, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 công bố thêm 9 ca mắc mới (2404-2412) tại Hải Dương.