- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Trẻ em dễ bị ung thư não khi sử dụng điện thoại di động quá nhiều?
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác nhận rằng bức xạ của ĐTDĐ có thể gây ra ung thư. Tuyên bố này dựa trên một quyết định của một nhóm 31 nhà khoa học, đến từ 14 nước.
Tiến sĩ Martin Blank, từ Khoa sinh lý và sóng di động lý sinh học tại Đại học Colombia, đã tham gia vào một nhóm các nhà khoa học trên khắp thế giới (đã lên đến hơn 100 người) để làm một khẩn cầu quốc tế tới Liên Hiệp Quốc về sự nguy hiểm của việc sử dụng những thiết bị phát ra điện từ, như điện thoại di động (ĐTDĐ) và WiFi, đặc biệt đối với phụ nữ và trẻ em.
![]() |
Theo đó, ông đã viện dẫn kết quả của nhiều nghiên cứu về việc bức xạ của
ĐTDĐ có thể gây ung thư: Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) đã
xếp tần số vô tuyến (bao gồm cả những gì từ ĐTDĐ) là tác nhân có thể gây
ung thư vào năm 2001.
Cùng năm này, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác nhận rằng bức xạ của
ĐTDĐ có thể gây ra ung thư. Tuyên bố này dựa trên một quyết định của một
nhóm 31 nhà khoa học, đến từ 14 nước.
Tiến sĩ Devra Davis, là một trong những người có uy tín về nghiên cứu
các nguy cơ của ĐTDĐ khẳng định “Điện thoại di động chính là một máy
phát vi sóng hai chiều. Nếu mọi người hiểu được họ đang để một thiết bị
bức xạ vi sóng hai chiều ngay cạnh não của mình hay cạnh cơ quan sinh
sản, có thể họ sẽ nghĩ khác về nó”.
Theo đó, Tiến sĩ Davis đã đưa ra cảnh báo, đặc biệt, việc tiếp xúc với
bức xạ từ ĐTDĐ có thể tác động xấu đến sức khỏe của con người như: Làm
thay đổi DNA; Thay đổi tuần hoàn não; Tổn thương dây cột sống; Ảnh hưởng
khả năng học hỏi…
Đặc biệt, theo phân tích của các nhà khoa học này, bộ não của trẻ nhỏ
chứa nhiều dung dịch hơn của người lớn, và có hộp sọ mỏng hơn, điều này
ảnh hưởng tới lượng bức xạ được hấp thụ, khiến cho chúng dễ bị tổn hại
hơn so với người lớn.
Với thiếu niên sử dụng ĐTDĐ từ khi còn nhỏ, nguy cơ ung thư não sẽ cao hơn khoảng 4- 5 lần so với những người không sử dụng.
Trong khi đó, một phân tích tổng hợp đã cho thấy việc tiếp xúc với bức
xạ điện từ mức độ thấp (EMR) từ ĐTDĐ làm giảm tính linh hoạt của tinh
trùng tới 8% và khả năng sống của tinh trùng tới 9%.
Để giảm thiểu tác động xấu của ĐTDĐ, các nhà khoa học khuyến cáo:
1. Đừng để con của bạn sử dụng điện thoại di động hay bất cứ thiết bị không dây nào.
2. Hạn chế tối đa việc sử dụng điện thoại di động. Chỉ
cần điện thoại di động của bạn đang bật, nó sẽ liên tục phát ra bức xạ,
ngay cả khi bạn đang không gọi điện. Nên hãy tắt điện thoại nếu có thể.
3. Giảm thiểu hay dừng sử dụng những thiết bị không dây khác.
Ngay cả điện thoại bàn di động cũng có thể đem tới nguy cơ. Tốt nhất
nên để máy chính ở cách xa bạn ít nhất ba căn phòng so với nơi bạn dành
nhiều thời gian nhất, đặc biệt là phòng ngủ.
4. Hạn chế sử dụng điện thoại ở vùng sóng yếu. Sóng càng yếu, điện thoại của bạn sẽ phải dùng nhiều năng lượng hơn để truyền dẫn, và nó cũng sẽ phát ra nhiều bức xạ hơn.
5. Tránh mang điện thoại trên người, và không ngủ với điện thoại dưới gối hay gần đầu của bạn. Để
điện thoại trong bra hay túi ngực gần tim của bạn chính là tự tìm đến
rắc rối, cũng như việc để điện thoại trong túi quần nếu như một người
đàn ông muốn trở nên vô sinh.
6. Nơi nguy hiểm nhất, nếu nói về việc tiếp xúc với bức xạ, chính là khoảng 15cm xung quanh ăn ten phát. Nên là khi điện thoại đang bật, tốt nhất đừng để bộ phận nào tiếp xúc với khu vực đó.
7. Tôn trọng người khác; hãy hạn chế sử dụng điện thoại nơi công cộng, nhất là gần trẻ nhỏ.
Theo Dân việt/ Infonet
- Sức khỏe11 phút trướcTiêm phòng vắc-xin Covid-19 hiện nay là việc làm rất cần thiết trong tình hình dịch Covid-19 còn nhiều diễn biến phức tạp trên toàn cầu.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe3 giờ trướcBiến chủng SARS-CoV-2 mới thuộc nhóm 20C từng được các chuyên gia tại Mỹ cảnh báo cần điều tra khẩn cấp vì mức độ lây lan nhanh và có thể kháng vaccine.
- Sức khỏe4 giờ trướcThấy tình trạng ngày càng nặng, bố mẹ vội vàng đưa cậu bé đến bệnh viện khám. Kết quả khám bệnh khiến cả gia đình vô cùng suy sụp.
- Sức khỏe6 giờ trướcSau cuộc cãi vã với vợ, người đàn ông 33 tuổi định đi tắm để giải tỏa cảm xúc, nào ngờ đột ngột ngất xỉu trong nhà tắm.
- Sức khỏe7 giờ trướcBản tin 6h ngày 26/2 cho biết có 1 ca mắc mới COVID-19 là trường hợp nhập cảnh được cách ly ngay tại Tây Ninh. Việt Nam hiện có 2.421 bệnh nhân.
- Sức khỏe18 giờ trướcMột nghiên cứu mới tiết lộ rằng virus gây ra bệnh Covid-19 có thể tồn tại trên vải, chẳng hạn như quần áo hoặc vải bọc, đến 3 ngày.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe18 giờ trướcBản tin 18h ngày 25/2 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết có 8 ca mắc mới COVID-19, trong đó riêng Hải Dương có 7 ca; 01 ca ở Tây Ninh là trường hợp nhập cảnh được cách ly ngay.
- Sức khỏe19 giờ trướcNếu như bạn mua thuốc uống, vận động linh hoạt mà cơn đau vai gáy không hề thuyên giảm thì rất nên đến viện để kiểm tra 3 loại ung thư dưới đây.
- Sức khỏe21 giờ trướcMới đây, bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng đã tiếp nhận bệnh nhân gặp tai nạn chấn thương dương vật với tình trạng đau, sưng to, tím tái, dương vật vẹo phải.
- Sức khỏe23 giờ trướcNgay trong đêm 24/2, BCĐ phòng chống dịch COVID-19 huyện Tứ Kỳ đã quyết liệt chỉ đạo các biện pháp phòng chống dịch: khoanh vùng, phong toả, truy vết thần tốc, lấy mẫu xét nghiệm, cách ly, dập dịch.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe1 ngày trướcNữ bệnh nhân 48 tuổi trú tại Cầu Giấy được xuất viện sau 3 lần âm tính. Ngày 24/2, bà được lấy mẫu theo dõi sau ra viện, kết quả dương tính ngày 25/2, được chuyển Bệnh viện Nhiệt đới trung ương 2 để tiếp tục cách ly, điều trị.
- Sức khỏe1 ngày trướcNgày 24/2, lô vắc xin Astra Zeneca phòng Covid-19 đầu tiên của Anh đã về Việt Nam và hiện Bộ Y tế đang nhanh chóng lên kế hoạch tiêm ngay trong tháng 3 tới.