Trí thông minh có phải là yếu tố thiên bẩm?

“Thông minh do trời phú” là quan niệm của nhiều phụ huynh, cũng chính là lí do khiến họ để con tự phát triển trong những năm đầu đời. Vậy, sự thật thì trí thông minh có phải là một yếu tố thiên bẩm?

“Thông minh do trời phú” là quan niệm của nhiều phụ huynh, cũng chính là lí do khiến họ để con tự phát triển trong những năm đầu đời. Vậy, sự thật thì trí thông minh có phải là một yếu tố thiên bẩm?

“Thông minh vốn sẵn tính trời”?

Nghiên cứu của Quỹ Nhi Đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) về giai đoạn phát triển sớm của trẻ kết luận rằng: Sự phát triển của não bộ là mối tương tác phức tạp giữa gen di truyền và các trải nghiệm của trẻ trong những năm đầu đời, đặc biệt trong giai đoạn từ 0-6 tuổi.

Điều này chứng minh bố mẹ có thể can thiệp từ sớm để giúp trẻ phát triển trí não tốt hơn, trái ngược với lầm tưởng của nhiều phụ huynh khi đinh ninh trí thông minh của trẻ là do “trời phú” hoặc chỉ phụ thuộc vào gen di truyền của bố mẹ, như chia sẻ của chị N.T.H (28 tuổi): “Tôi nghĩ nếu con không thông minh bẩm sinh thì nhồi nhét cũng vô ích, nên tốt nhất là cứ để con phát triển bình thường thôi”. Nếu cứ khăng khăng giữ quan điểm này thì phụ huynh có thể sẽ hối tiếc vì đã bỏ qua giai đoạn vàng cho sự phát triển của con.


 Bố mẹ có thể can thiệp để giúp trẻ phát triển trí não tốt hơn.

Đầu tư hợp lý để con thông minh hơn

Sở dĩ nhiều nhà khoa học và nhà giáo dục xem giai đoạn từ 0-6 tuổi là giai đoạn vàng để phát triển trí thông minh của trẻ là bởi não bộ của trẻ bắt đầu hình thành và phát triển từ khi còn trong bụng mẹ, đạt 50% trọng lượng của người trường thành khi được 6 tháng tuổi và gần như hoàn thiện khi trẻ lên 6 (theo báo cáo tổng hợp của UNICEF).

Vậy nên, trong giai đoạn từ 0-6 tuổi của con, các bậc cha mẹ nên áp dụng các phương pháp giáo dục để phát huy tối đa tiềm năng của con. “Giáo dục không hẳn là bắt trẻ ngồi vào bàn, mà chỉ cần nắm lấy tay con, chơi ú òa với con, thế cũng có nghĩa là dạy rồi” - chị Phan Thị Hồ Điệp, mẹ bé Đỗ Nhật Nam - Thần đồng ngoại ngữ khẳng định. Do đó, chị Điệp đã cùng Nam vui chơi, đọc sách, tìm hiểu thế giới xung quanh, hòa mình vào thiên nhiên. Đặc biệt, “Sách tri giác” được chị Điệp khuyến khích Nam đọc, với các hình thú, hình chữ nổi và sinh động mà trẻ có thể sờ, chạm, nắm chính là bí quyết để Nam ghi nhớ nhanh hơn, có nhiều hứng thú học tập hơn.


“Chỉ cần bạn nắm lấy tay con, chơi ú òa trên bàn tay, thế cũng có nghĩa là dạy rồi”.

Đồng thời, để con phát triển toàn diện, dinh dưỡng luôn là yếu tố không thể không nhắc đến, bởi theo GS - TS Hoàng Trọng Kim thì “Dinh dưỡng là nhân tố quan trọng, mang tính quyết định đến sự phát triển trí não”. Cụ thể, những dưỡng chất tốt cho trí não bao gồm DHA, ARA, ALA, Omega3, Omega 6 Cholin, Taurin, Lutein, Tryptophan, Acid Folic, Sắt, Iốt, Vitamin A, B,C, D, E, K… Khi xây dựng khẩu phần ăn cho con, bố mẹ nên phối hợp trên 20 loại thực phẩm khác nhau mỗi ngày, đủ 4 nhóm: nhóm bột đường, nhóm đạm, nhóm chất béo, vitamin và khoáng chất. Trong 2 năm đầu, hãy cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, sau đó có thể bổ sung sữa hộp, sữa bột nếu sữa mẹ không đủ hay mẹ quá bận rộn.



Bên cạnh phương pháp giáo dục, phụ huynh cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng nếu muốn trẻ phát triển toàn diện.

Như vậy, bằng phương pháp giáo dục từ sớm và chế độ dinh dưỡng khoa học, phụ huynh hoàn toàn có thể tác động tích cực đến trí thông minh của trẻ trong giai đoạn từ 0-6 tuổi. Do đó, chớ bỏ qua giai đoạn vàng này nếu muốn con trẻ phát huy tối đa tiềm năng của mình.

Bình Minh

Bình luận