Trứng gà kết hợp với ngải cứu phải ăn cho đúng cách, nếu không sẽ "gặp họa"

Trứng gà ngải cứu là món ăn dân dã được rất nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, ăn thế nào cho đúng, cho tốt thì không phải ai cũng biết được điều đó.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trứng gà ngải cứu là món ăn ngon bổ dưỡng. Trứng rất giàu protein, vitamin A, D, E và B12 dồi dào. Còn ngải cứu cũng là một loại thảo dược rất tốt được y học cổ truyền đánh giá rất cao.

Đối với món ăn này thì cách ăn phổ biến nhất là trứng tráng ngải cứu. Tuy nhiên, với những người không muốn dùng nhiều đến dầu mỡ, thì có thể chế biến thành món trứng luộc ngải cứu.

Cách luộc rất đơn giản. Đầu tiên cho lá ngải cứu và trứng vào nấu cùng, sau khi nấu chín thì bóc vỏ bỏ vỏ trứng, tiếp tục cho trứng vào đun thêm một lúc để các thành phần của lá ngải cứu và trứng hòa quyện với nhau. Ăn trứng luộc với ngải cứu vào buổi sáng sẽ giúp trứng được tiêu hóa và hấp thụ tốt hơn.

Trứng gà kết hợp với ngải cứu phải ăn cho đúng cách, nếu không sẽ gặp họa-1

Lợi ích của trứng gà ngải cứu với sức khỏe

Trị đau đầu

Ngải cứu trị đau đầu rất tốt. Nhờ vào lượng tinh dầu trong lá ngải cứu và tính ấm nên lá ngải cứu có công dụng tuyệt vời trong trị đau đầu, nhức đầu mệt mỏi.

Thải độc tố

Sự kết hợp của trứng gà và ngải cứu mang đến những tác dụng không ngờ. Món ăn này có tác dụng lớn trong việc kháng khuẩn, chống viêm và chống lại một số dị ứng. Ngoài ra, món ăn này còn có thể loại bỏ một số chất có hại và chất thải ra khỏi cơ thể, hoạt động giống như là một chiếc máy giải độc.

Bảo vệ tử cung

Món trứng gà ngải cứu còn có tác dụng làm ấm tử cung phụ nữ, từ đó phòng ngừa bệnh phụ khoa, đau bụng kinh khi đến tháng. Ngoài ra, món ăn này còn có tác dụng rất lớn trong việc trì hoãn sự lão hóa của làn da, giúp da căng bóng và khỏe khoắn hơn rất nhiều.

Điều trị cảm cúm

Theo Đông y, ngải cứu có tính hàn, vị cay, đặc tính có lợi cho việc tăng cường hệ miễn dịch. Ăn ngải cứu giúp bạn loại bỏ các độc tố trong cơ thể, chống sốt và nhiễm trùng. Ngoài ra, ngải cứu kết hợp với bạc hà có thể điều trị cúm, sốt và ngộ độc thực phẩm. Các đặc tính khử trùng của ngải cứu giúp tiêu diệt virus và vi khuẩn trong dạ dày.

Cải thiện hệ tiêu hóa

Các nhà khoa học đã tìm thấy trong rau ngải cứu có chứa glucoside có tính axit, hỗ trợ việc thải các chất độc có trong gan và túi mật. Vì vậy, cây ngải cứu có công dụng điều trị bệnh vàng da do suy gan và các rối loạn ở túi mật gây ra. Ngoài ra, rau ngải cứu còn hỗ trợ quá trình tiêu hóa bằng cách tăng nồng độ axit dạ dày, giảm bớt đau bụng, đầy hơi, tăng cường sự thèm ăn.

Trị đau bụng kinh

Ngải cứu có tính ấm, có tác dụng điều hòa khí huyết và trị chứng kinh nguyệt không đều, kinh kéo dài, thống kinh. Tác dụng của rau ngải cứu giảm các cơn đau gây nên cơn đau bụng khi hành kinh do: Khí huyết ứ trệ, máu không lưu thông gây chèn ép lên các bộ phận khác trong cơ thể dẫn đến những cơn đau bụng khó chịu diễn ra trước, trong và sau kinh nguyệt. Tác dụng lưu thông khí huyết của ngải cứu giúp kinh nguyệt ổn định.

Trị mỏi khớp, viêm khớp

Theo Đông y, cây lá ngải chứa nhiều tinh dầu và các chất kháng khuẩn tự nhiên có tác dụng chống viêm, giảm đau hiệu quả. Ngải cứu còn chứa rất nhiều cineol, chất kháng khuẩn tự nhiên và thuyon, dehydro matricaria este, tetradecatrilin, tricosanol… giúp làm giảm các cơn đau thần kinh.

Theo y học hiện đại, ngải cứu chứa nhiều chất tamin có tác dụng giảm đau, giãn cơ, tăng cường sự đàn hồi của dây chằng giúp khớp xương vận động linh hoạt. Sử dụng ngải cứu hỗ trợ điều trị các bệnh.

Trứng gà kết hợp với ngải cứu phải ăn cho đúng cách, nếu không sẽ gặp họa-2

Những người không nên ăn trứng gà ngải cứu

Người bị viêm gan: Tinh dầu trong ngải cứu là thành phần có tác dụng chữa bệnh, nhưng cũng là thành phần có độc tính trong ngải cứu. Người bệnh viêm gan ăn trứng gà ngải cứu có thể gây rối loạn chuyển hóa của tế bào gan, dẫn tới viêm gan cấp tính do trúng độc và viêm gan vàng da; gan to, nước tiểu đục, nước tiểu có lẫn dịch mật (chứng bệnh biliuria)…

Phụ nữ mang thai: Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, bà bầu ăn quá nhiều ngải cứu trong ba tháng đầu thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ bị ra máu, co bóp cổ tử cung dễ dẫn đến sảy thai hoặc sinh non.

Người bị rối loạn đường ruột cấp tính: Ngải cứu giúp làm tăng việc đi tiểu nhiều và có thể được sử dụng chúng như là thuốc nhuận tràng. Do đó người bị rối loạn đường ruột không nên ăn ngải cứu.

Trứng gà kết hợp với ngải cứu phải ăn cho đúng cách, nếu không sẽ gặp họa-3

Lưu ý nhất định phải nhớ khi ăn trứng gà ngải cứu

Trứng gà ngải cứu là món ăn rất ngon và bổ dưỡng. Tuy nhiên, chỉ nên ăn với tần suất vừa phải và không nên ăn trong một thời gian dài. Liều lượng hợp lý nhất là 1-2 lần/tuần, mỗi lần không quá 40g ngải cứu tươi. Vì trong ngải cứu có một lượng độc tính nhất định nếu bạn ăn quá nhiều sẽ khiến nó tác động đến thần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức. Nó có thể dẫn đến chứng run chân tay, co giật.

Tình trạng quá liều xảy ra liên tục sẽ gây hậu quả nghiêm trọng như: co cứng, nói xàm, mê sảng, tê liệt,… thậm chí là để lại di chứng về thần kinh, mắc chứng ảo giác, hay quên cho người bệnh về sau.

Theo Tiền Phong

Xem link gốc Ẩn link gốc https://tienphong.vn/trung-ga-ket-hop-voi-ngai-cuu-phai-an-cho-dung-cach-neu-khong-se-gap-hoa-post1517224.tpo

ngải cứu


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.