Trung Quốc xác nhận người phụ nữ thứ hai mang thai chỉnh sửa gen

Người phụ nữ Trung Quốc thứ hai mang thai chỉnh sửa gen hiện vẫn đang trong quá trình thai kỳ. Việc chỉnh sửa gen người bị nghiêm cấm ở nhiều quốc gia do vi phạm đạo đức nghiêm trọng.

Người phụ nữ Trung Quốc thứ hai mang thai chỉnh sửa gen hiện vẫn đang trong quá trình thai kỳ. Việc chỉnh sửa gen người bị nghiêm cấm ở nhiều quốc gia do vi phạm đạo đức nghiêm trọng.

Trung Quốc xác nhận người phụ nữ thứ hai mang thai chỉnh sửa gen-1

Người phụ nữ thứ hai mang thai bị chỉnh sửa gen hiện vẫn đang trong quá trình thai kỳ. Ảnh: Getty

Chính quyền Trung Quốc vừa xác nhận phát hiện người phụ nữ thứ hai mang thai bị chỉnh sửa gen – kết quả của thí nghiệm do nhà khoa học Hạ Kiến Khuê nước này thực hiện nhằm tạo ra em bé đầu tiên trên thế giới có hệ gen bị biến đổi do can thiệp bên ngoài.

Vào tháng 11/2018, ông Hạ làm dấy lên làn sóng phẫn nộ của cộng đồng trong nước và quốc tế với tuyên bố rằng hai em bé sinh đôi - Lulu và Nana - được sinh ra với ADN chỉnh sửa để kháng Nhiễm HIV.

Hơn 120 nhà khoa học Trung Quốc ký tên vào bức thư phản đối nghiên cứu này với lý do "ảnh hưởng sâu sắc đến vấn đề đạo đức". Trung Quốc sau đó đình chỉ mọi dự án nghiên cứu của Hạ và điều tra nhà khoa học này.

Vụ việc gây chấn động cộng đồng và giới khoa học với nhiều tranh cãi về pháp lý và đạo đức. Quá trình thực hiện thí nghiệm cũng được đánh giá là có nhiều lỗi kỹ thuật.

Báo cáo điều tra kết luận ông Hạ "đã tổ chức một nhóm dự án, bao gồm các nhân viên nước ngoài, cố ý tránh sự giám sát và sử dụng công nghệ có độ an toàn và hiệu quả không chắc chắn để thực hiện hoạt động chỉnh gen trên phôi người với mục đích sinh sản, việc bị cấm ở Trung Quốc."

Theo báo cáo, từ tháng 3/2017 đến tháng 11/2018, ông Hạ làm giả giấy tờ phê duyệt và tuyển 8 cặp đôi tham gia thử nghiệm, kết quả 2 trường hợp có thai.

Trung Quốc xác nhận người phụ nữ thứ hai mang thai chỉnh sửa gen-2

Nhà khoa học Trung Quốc Hạ Kiến Khuê bảo vệ nghiên cứu của mình tại Hội nghị thượng đỉnh quốc tế lần thứ hai về chỉnh sửa gen người ở Hong Kong ngày 28/11/2018. Ảnh: AP

Các chuyên gia lo ngại việc can thiệp vào bộ gen gốc của con người có thể gây hại không chỉ cho cá nhân mà còn cho các thế hệ tương lai – những người sẽ thừa hưởng các thay đổi tương tự đồng thời vẫn còn quá nhiều bất ổn về khoa học và kỹ thuật để thực hiện các thử nghiệm lâm sàng.

Sau hàng loạt phản đối về thí nghiệm chỉnh sửa gen người, các nhà khoa học đã kêu gọi thành lập một hiệp ước quốc tế quy định việc chỉnh sửa gen.

Các nhà chức trách Trung Quốc cho biết ông Hạ và bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào khác có liên quan đến thí nghiệm sẽ bị "xử lý nghiêm theo luật và nếu phạm pháp, họ sẽ được giao cho cục an ninh công cộng", theo Tân Hoa xã.

"Đối với trẻ sơ sinh và tình nguyện viên mang thai, tỉnh Quảng Đông sẽ làm việc với các bên liên quan để giám sát y tế và theo dõi theo hướng dẫn của các cơ quan nhà nước có liên quan", Tân Hoa Xã cho biết thêm.

Giải thích trước đó, ông Hạ cho rằng y học nên coi việc chỉnh sửa gen là một công nghệ để chữa các loại bệnh di truyền, khẳng định ông không ủng hộ việc sử dụng chỉnh sửa gen để làm những việc khác ngoài chữa bệnh.

Ông Hạ lập luận chỉnh sửa gen chỉ là một bước tiến của thụ tinh trong ống nghiệm, và trước kia khi đứa trẻ thụ tinh trong ống nghiệm đầu tiên ra đời cũng từng gây ra nhiều phẫn nộ trong xã hội.

Theo Helino


chỉnh sửa gen

mang thai


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.