- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Trứng vịt lộn bổ dưỡng nhưng đại kỵ với 6 nhóm người sau
Trứng vịt lộn rất tốt cho sức khỏe nhưng lại không tốt với một số nhóm người, vậy ai không nên ăn trứng vịt lộn?
Từ lâu trứng vịt lộn được biết đến là một loại thực phẩm bổ dưỡng. Mặc dù tốt nhưng không phải ai cũng có thể ăn được trứng vịt lộn. Vậy, ai không nên ăn trứng vịt lộn?
Tác dụng của trứng vịt lộn với sức khỏe
Bài viết trên website Bệnh viện Hồng Ngọc cho biết, trứng vịt lộn có tác dụng tu âm, dưỡng huyết, ích trí, giúp cơ thể nhanh tăng trưởng. Rau răm có tác dụng trừ hàn, tiêu thực, sáng mắt, sát trùng, mạnh chân gối, ấm bụng, chữa đầy bụng khó tiêu.
Gừng tươi có tác dụng kích thích tiêu hóa, mạnh tim, giải độc thức ăn, chống suy giảm tình dục… Theo quan niệm của y học cổ truyền, món trứng vịt lộn ăn cùng gia vị là một bài thuốc, dùng chữa thiếu máu, suy nhược, còi cọc, đau đầu chóng mặt, yếu sinh lý.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trong một quả trứng vịt lộn có 182kcal năng lượng, 13,6g protein, 12,4g lipid, 82mg canxi, 212mg phốtpho, 600mg cholesterol… Ngoài ra, còn có nhiều vitamin A, một số ít sắt, glucid, vitamin B1 và C. Tuy nhiên việc sử dụng nhất thiết phải đúng liều lượng và đúng cách thì mới đem lại hiệu quả.
Trứng vịt lộn rất tốt nhưng không phải ai cũng có thể ăn được.
Ai không nên ăn trứng vịt lộn?
Trứng vịt lộn tuy tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể ăn được. Dưới đây là những người được khuyến cáo không nên ăn trứng vịt lộn:
Báo Sức khỏe & Đời sống dẫn nguồn, BSCKI Đông Y Bùi Văn Phao cho biết, trẻ dưới 5 tuổi không nên ăn quá nhiều trứng vịt lộn do hệ tiêu hóa của các trẻ chưa phát triển hoàn thiện, dễ dẫn tới sình bụng, rối loạn tiêu hóa, rất có hại cho sức khỏe.
Trẻ từ 5 tuổi trở lên cũng chỉ nên ăn nửa quả mỗi lần, mỗi tuần từ 1-2 lần là đủ. Ăn trứng lộn thường xuyên còn khiến lượng vitamin A dư thừa làm vàng da, bong tróc biểu bì, gây ảnh hưởng đến việc hình thành xương làm cho trẻ phát triển không toàn diện.
Ngoài ra, người béo phì, người già, bệnh nhân cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, tim mạch cũng cần hạn chế ăn món ăn này. Riêng người lớn khỏe mạnh tốt nhất chỉ nên ăn 2 trứng vịt lộn mỗi tuần.
Những điều cần lưu ý khi ăn trứng vịt lộn
Trứng vịt lộn thường ăn cùng gừng và rau răm. Đây là cách kết hợp hài hòa đem lại sự cân bằng cho cơ thể. Rau răm, gừng vị cay nồng, tính ấm, tác dụng ấm bụng, chống đầy hơi, sát trùng, tán hàn. Do đó, chúng có tác dụng chống lạnh bụng, đầy hơi và chậm tiêu hóa.
Ăn quá nhiều trứng vịt lộn mỗi ngày và ăn liên tục có thể làm tăng lượng cholesterol xấu trong máu, góp phần gây ra các bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường…, tăng lượng protein, không tốt cho người có bệnh gút (gout).
Mặt khác, ăn nhiều rau răm sống sẽ sinh nóng rét, giảm khả năng tình dục ở nam giới. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rau răm chứa một số tinh dầu và chất ức chế dục tính.
Lượng gia vị phù hợp cho một lần ăn tối đa hai trứng là khoảng 5g gừng tươi thái chỉ, 5g rau răm tươi.
Với thai phụ, rau răm, gừng do tính nóng có thể gây sảy thai nếu ăn nhiều. Vì vậy, nếu ăn trứng vịt lộn, phụ nữ có thai không nên ăn nhiều rau răm và gừng.
Trường hợp sử dụng món trứng vịt lộn để cải thiện sức khoẻ lâu dài, cần hạn chế ăn các loại gan gia súc, gia cầm… hoặc uống thuốc có sinh tố A hàm lượng trên 1.000UI. Trứng vịt lộn trước khi sử dụng phải được rửa sạch, luộc chín.
Theo VTC
-
Sức khỏe4 giờ trướcSau 50 ngày điều trị tích cực, bé gái 11 tuổi, dân tộc Tày - nạn nhân vụ sạt lở do lũ quét tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, Bảo Yên, Lào Cai - được ra viện.
-
Sức khỏe6 giờ trướcTrứng là một trong những thực phẩm phổ biến trong chế độ ăn uống. Trứng giàu protein, chất dinh dưỡng, được coi là một trong những thực phẩm tiện lợi và bổ dưỡng…
-
Sức khỏe6 giờ trướcSau khi dùng chất kích thích, bệnh nhân bị hoang tưởng ảo giác và tự tay cắt cụt dương vật của mình.
-
Sức khỏe11 giờ trướcCó một số loại đồ uống quen thuộc được nhiều người yêu thích, nhưng nó lại là nguyên nhân gây ra nhiều tác hại với sức khoẻ.
-
Sức khỏe12 giờ trướcPhổi là cơ quan quan trọng của cơ thể con người, không chỉ có chức năng hô hấp mà còn là nơi tạo máu.
-
Sức khỏe12 giờ trướcSau khi nhận ra chai nước vừa uống chính là chai mình pha thuốc diệt kiến trước đó, anh T. nhanh chóng tự gây nôn, sau đó đến viện cấp cứu.
-
Sức khỏe14 giờ trướcKết hợp nghệ và hạt chia giúp tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hỗn hợp này giúp cải thiện tiêu hóa, hỗ trợ kiểm soát cân nặng, điều chỉnh lượng đường trong máu, tăng cường trao đổi chất và cung cấp nước. Uống nước này khi bụng đói sẽ tối ưu hóa sự hấp thụ chất curcumin và sức khỏe tổng thể.
-
Sức khỏe15 giờ trướcUng thư là một trong những căn bệnh nguy hiểm hàng đầu trên thế giới. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, một số loại thực phẩm quen thuộc, rẻ tiền và dễ tìm thấy tại các chợ Việt Nam lại hoàn toàn có thể giúp chúng ta chủ động phòng tránh căn bệnh này.
-
Sức khỏe16 giờ trướcChạy bộ là hoạt động thể thao được nhiều người yêu thích, vậy chạy bộ 30 phút mỗi ngày có tác dụng gì?
-
Sức khỏe17 giờ trướcRau đay có chứa những thành phần giúp giảm cholesterol xấu và hỗ trợ giảm cân với nhiều cách chế biến đơn giản.
-
Sức khỏe17 giờ trướcQuế, một loại gia vị quen thuộc trong ẩm thực Á Đông, không chỉ mang đến hương vị thơm ngon đặc trưng mà còn chứa đựng nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Thành phần chính trong quế là cinnamaldehyde, một hợp chất có hoạt tính sinh học cao, mang lại nhiều tác dụng tích cực đối với cơ thể.
-
Sức khỏe18 giờ trướcCác nhà khoa học Tây Ban Nha đã xem xét cụ thể tác động của các kiểu ăn khác nhau lên sức khỏe da và tóc.
-
Sức khỏe18 giờ trướcMón tiết luộc giàu đạm hơn cả thịt lợn, thịt bò, là món ăn giúp bổ máu, thải độc, dưỡng phổi.