Tưởng con chỉ bị cảm cúm thông thường, mẹ không ngờ con mắc phải chứng bệnh thần kinh ảnh hưởng nghiêm trọng tới não bộ

Ban đầu chủ quan tưởng rằng cô con gái 2 tuổi chỉ bị cảm cúm thông thường, bà mẹ hốt hoảng phát hiện con mắc phải căn bệnh thần kinh hiếm gặp.

Ban đầu chủ quan tưởng rằng cô con gái 2 tuổi chỉ bị cảm cúm thông thường, bà mẹ hốt hoảng phát hiện con mắc phải căn bệnh thần kinh hiếm gặp.

Những bệnh thần kinh khá hiếm gặp nhưng nếu không may mắc phải sẽ vô cùng nguy hiểm và tàn phá sức khỏe với tốc độ rất đáng sợ. Tuy nhiên, những triệu chứng của bệnh lại thường dễ nhầm lẫn với các bệnh thông thường như cảm cúm nên khó phòng ngừa.

Gần đây một bé gái 2 tuổi ở Úc đã trở thành nạn nhân của chứng rối loạn thần kinh hiếm gặp nhưng lại bị tưởng nhầm là bệnh  cảm cúm  thông thường.

Tưởng con chỉ bị cảm cúm thông thường, mẹ không ngờ con mắc phải chứng bệnh thần kinh ảnh hưởng nghiêm trọng tới não bộ-1

Paige là một cô bé 2 tuổi hoạt bát, khỏe mạnh.

Bé Paige 2 tuổi là một bé gái khỏe mạnh, hoạt bát cho đến khi tai họa ập đến vào hồi tháng 8 vừa qua. Ngày 7/8, Paige có những dấu hiệu sốt nhẹ và cảm cúm. Bố mẹ cô bé tưởng rằng con bị cảm với những triệu chứng thường gặp như chảy nước mũi và sốt nên chỉ mua thuốc uống bình thường cho đến khi thấy con đột nhiên run rẩy toàn thân.

Jess, mẹ của bé linh cảm con đang gặp phải vấn đề nghiêm trọng nên ngay lập tức đưa con gái tới bệnh viện. Jess kể lại: "Khi lái xe đưa con bé tới viện, Paige lúc tỉnh lúc mê và gần như đang ngủ. Ngay khi tới bệnh viện, con bé đột nhiên nôn mửa và mọi việc trở nên rất "đáng sợ" trong lúc chờ các bác sĩ tới".

Tưởng con chỉ bị cảm cúm thông thường, mẹ không ngờ con mắc phải chứng bệnh thần kinh ảnh hưởng nghiêm trọng tới não bộ-2

Bố mẹ đã phải đưa ngay cô bé đi nhập viện sau khi phát hiện con bị run rẩy toàn thân.

Sau khi đến bệnh viện Moree, Paige đã trải qua loạt kiểm tra và sau đó lại chuyển tới Bệnh viện nhi đồng Randwick vào ngày hôm sau. Bác sĩ chẩn đoán Paige bị chứng rối loạn thần kinh hiếm gặp tên là Acute Necrotizing Encephalopathy (tạm dịch: Viêm não hoại tử cấp tính), viết tắt là ANE. Bệnh thường xảy ra sau khi cơ thể bị nhiễm siêu vi khuẩn. Theo tổ chức ANE International, "thông thường, virus cúm là tác nhân chính, đi kèm với virus HSV6 và những loại virus khác như coxsackie and enteroviruses".

May mắn cho Paige khi mẹ cô bé đã đưa con tới viện kịp thời nên có cơ hội hồi phục. Jess chia sẻ: "Paige đang tiến triển rất tốt. Mặc dù các bác sĩ cũng chưa thể tiên lượng được mức độ ảnh hưởng của nó tới não nhưng mỗi ngày con bé đều chiến đấu như một "chiến binh nhỏ".

Tưởng con chỉ bị cảm cúm thông thường, mẹ không ngờ con mắc phải chứng bệnh thần kinh ảnh hưởng nghiêm trọng tới não bộ-3

Gia đình bé Paige.

Bệnh ANE – chứng bệnh thần kinh nguy hiểm cực hiếm gặp nhưng rất dễ gây nhầm lẫn

Mặc dù đây là căn bệnh hiếm gặp nhưng nó vẫn có thể xảy ra, đặc biệt với trẻ nhỏ. Căn bệnh này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến não bộ. Bệnh sẽ tiến triển nhanh hơn và thường xảy ra sau khi bị nhiễm virus. Trẻ em là đối tượng dễ mắc nhất, thanh thiếu niên và người lớn cũng có nguy cơ nhưng ít hơn.

Nguyên nhân gây bệnh có thể do nhân tố môi trường hoặc yếu tố di truyền. Thông thường, ANE phát triển do nhiễm virus như virus cúm A, cúm B và virus herpes 6 là phổ biến nhất. Có những trường hợp mắc bệnh ANE do gia đình có đột biến trong gen RANBP2 gen.

Triệu chứng của ANE:

Bệnh nhân thường gặp các triệu chứng gần giống như cảm cúm như sốt, ho, nôn mửa, tiêu chảy, đau họng hoặc phát ban.

Điểm phân biệt chính là sự suy giảm não bộ với tốc độ nhanh chóng. Điều này dẫn đến co giật và thay đổi ý thức, người bệnh có thể rơi vào tình trạng ngủ li bì, lẫn lộn và hôn mê.

Điều trị bệnh ANE:

Hiện tại, vẫn chữa có cách điều trị chính xác nhất. Các nhà nghiên cứu vẫn đang cố gắng tìm ra phương hướng điều trị hiệu quả cho bệnh nhân bị mắc bệnh ANE. Các phương hướng chữa trị tạm thời bao gồm:

- Hỗ trợ chăm sóc đặc biệt cho bệnh nhân (như máy thở, ống truyền, truyền dịch) để cơ thể họ có thể thực hiện các chức năng bình thường.

- Cung cấp thuốc để giải quyết các triệu chứng (ví dụ như thuốc chống động kinh).

- Liệu pháp miễn dịch.

- Giảm nhiệt độ cơ thể nếu bệnh nhân có hiện tượng sốt.

Theo Trí thức trẻ


bệnh thần kinh

cảm cúm

bệnh cảm cúm


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.