- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Tuyển thủ U23 Việt Nam ăn thế nào để chạy siêu dẻo dai?
Để sản sinh năng lượng nhanh, các tuyển thủ U23 Việt Nam sẽ ăn nhiều tinh bột nhưng để có năng lượng dự trữ, cần ăn cả mỡ.
Để có thể lực tốt, các tuyển thủ U23 Việt Nam cần thực đơn khoảng 4.000 kcal/ngày, trong khi mức bình quân ở nam giới chỉ khoảng 2.700 kcal.
TS Từ Ngữ, Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam cho biết, có 3 chất sinh nhiệt cho cơ thể là protein, gluxit và lipid. Trong đó 1g protein = 4,1 kcal = 1g gluxit, 1g lipid = 9 kcal.
Theo nguyên lý này, để nạp đủ 4.000 kcal cần ăn nhiều lipid. Tuy nhiên để đảm bảo sức khoẻ, cần phải ăn đủ cả 3 thành phần nói trên.
![]() |
Để có thể lực tốt trên sân, các cầu thủ U23 Việt Nam cần nạp khoảng 4.000 kcal mỗi ngày |
“Điều đặc biệt, gluxit sản sinh năng lượng nhanh hơn, do đó phải ăn nhiều tinh bột trước tiên. Nhưng sinh nhanh cũng sẽ mất nhanh. Trong trận đấu kéo dài, cần thêm nhiều năng lượng dự trữ, khi đó năng lượng từ lipid sẽ phát huy tác dụng để các cầu thủ tiếp tục có sức khoẻ chạy trên sân”, TS Từ Ngữ phân tích.
Nhưng để có cơ bắp chắc, không bị chuột rút phải ăn nhiều protein. Và để giúp 3 thành phần trên chuyển hoá tốt hơn đòi hỏi phải có vitamin và khoáng chất. Trong đó quan trọng nhất là canxi, thứ 2 là kẽm, thứ 3 là phốt pho (có nhiều trong mầm lúa mì, trứng, sữa chua, các loại đậu...) và vitamin C, B1.
BS Nguyễn Trọng Hiền, Trưởng phòng y tế, TT Huấn luyện Thể thao Quốc gia cho biết thêm, ở mỗi vị trí trên sân, các cầu thủ sẽ cần lượng kcal khác nhau, do đó các bác sĩ sẽ xây dựng chế độ ăn cho từng người để phù hợp.
Trong thành phần bữa ăn, BS Hiền cho biết, tinh bột sẽ chiếm 60-70%, chủ yếu là hạt ngũ cốc, gạo, khoai tây...
Protein và lipid từ các loại thịt; vitamin và khoáng chất từ rau, hoa quả tươi và có thể phải uống bổ sung thêm.
Do vận động nặng nên bác sĩ phải tính toán lượng mồ hôi mất đi trên tỉ lệ cân nặng từng cầu thủ để có thể đưa ra mức nước bổ sung phù hợp. Tuy nhiên khi uống, không nên uống quá nhanh và quá nhiều một lúc để tránh máu bị loãng.
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, từng là chuyên gia tư vấn dinh dưỡng của CLB Hoàng Anh Gia Lai tiết lộ thêm, cách tốt nhất là bù nước trước khi mất nước.
Do đó, việc uống nước của các cầu thủ phải diễn ra từ hôm trước trận đấu với trung bình khoảng 3 lít/ngày và nồng độ đường khoảng 5%. Trong ngày có trận đấu, cứ 15 phút, cầu thủ phải uống 150ml và sẽ tăng lên 200ml trong lúc khởi động.
Theo VietNamNet
- Sức khỏe1 ngày trướcCác bác sĩ Bệnh viện Quân Y 175 đã "choáng" sau khi phát hiện hơn một kg kim loại trong dạ dày của bệnh nhân ở Bình Dương.
- Sức khỏe1 ngày trướcTrong quá trình điều trị, bệnh nhân 1440 mắc Covid-19 không có biểu hiện ho, sốt, khó thở nhưng xét nghiệm 11 lần điều dương tính.
- Sức khỏe2 ngày trướcNghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí Y học New England (NEJM) đã chỉ ra một con đường lây truyền ung thư hoàn toàn mới.
- Sức khỏe2 ngày trướcCác chuyên gia tại Viện Paul Ehrlich, Đức, nhận định những người tử vong đều cao tuổi, mắc bệnh nền nặng và không liên quan việc tiêm vaccine Covid-19 của Pfizer/BioNTech.