Ung thư dạ dày xuất hiện ở nhiều người trẻ, 4 việc này nếu đã quen ngang với việc "ôm bom" trong người

Ung thư dạ dày xuất hiện có thể bởi những thói quen sinh hoạt xấu trong cuộc sống thường ngày.

Dữ liệu thống kê về ung thư toàn cầu của GLOBOCAN năm 2020 cho biết, ung thư dạ dày đứng thứ tư về loại bệnh gây tử vong toàn cầu với 768.793 ca và chiếm khoảng 7,8% tổng số ca tử vong do ung thư, chỉ đứng sau ung thư gan. 

Tại Việt Nam, ung thư dạ dày đứng thứ 4 về tỷ lệ mắc mới sau ung thư gan, phổi vú với gần 18.000 ca mắc mới, 15.000 ca tử vong mỗi năm và đang có xu hướng tăng.

Bác sĩ Trịnh Nãi Nguyên - Trưởng khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Thống nhất Thành phố Đài Bắc (Trung Quốc) cho biết, trên thực tế, yếu tố gây ung thư dạ dày khoảng 90% là do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (vi khuẩn HP) và 10% liên quan đến các thói quen không lành mạnh khác trong cuộc sống thường ngày.

Ung thư dạ dày xuất hiện ở nhiều người trẻ, 4 việc này nếu đã quen ngang với việc ôm bom trong người-1

4 thói quen dễ gây ung thư

1. Ăn uống không đều đặn

Nhiều người có thói quen ba bữa ăn mỗi ngày không đều đặn vào cố định một khung giờ. Dạ dày có đồng hồ sinh học của nó, nếu ăn không cố định khung giờ ăn uống trong thời gian dài sẽ dễ gây tổn thương niêm mạc dạ dày.

Đồng thời, khi ăn quá no, thức ăn sẽ khó được tiêu hóa hết, khiến dạ dày thấy khó chịu. Những thói quen ăn uống không tốt này có thể tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến ung thư dạ dày.

Cùng với đó, việc bỏ bữa sáng cũng có thể làm tăng gánh nặng cho dạ dày vào những bữa ăn sau, dẫn đến khó tiêu, loét dạ dày và thậm chí là ung thư.

2. Hút thuốc, uống rượu

Hút thuốc lá làm tổn thương phổi, nhưng đồng thời đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày. Bất kể hành vi hút thuốc là trong quá khứ hay hiện tại đều làm tăng từ 2 đến 3 lần nguy cơ mắc ung thư dạ dày.

Cùng với đó, thuốc lá có thể gây đột biến protein khối u P53 và một số enzym và từ đó tạo ra các chất gây ung thư khác nhau như dimethylnitrosamine, benzopyrene... Những chất này sẽ xâm nhập vào đường tiêu hóa thông qua tuần hoàn máu và làm tổn thương niêm mạc dạ dày và cuối cùng gây ra ung thư.

Rượu cũng là một trong những thứ gây hại với dạ dày. Những người uống nhiều rượu thường phải đối diện với nguy cơ viêm loét dạ dày và kéo theo đó là khả năng mắc ung thư dạ dày cũng tăng cao.

3. Thích ăn đồ ngâm muối, ăn mặn, đồ nướng

Hàm lượng muối trong các loại đồ muối như dưa cà muối, các loại thịt, hải sản ngâm muối...  rất cao. Tù đó có thể dễ dàng kích thích niêm mạc dạ dày và gây tổn thương. Ngoài ra, những loại đồ ngâm muối này cũng thường chứa các chất gây ung thư. Thói quen ăn mặn cũng có khả năng gây ra hậu quả tương tự.

Cùng với đó, đồ nướng tuy có hương vị thơm ngon nhưng trong quá trình nướng sẽ sản sinh ra hydrocacbon thơm đa vòng tăng khả năng gây ung thư. 

4. Căng thẳng kéo dài 

Con người trong cuộc sống hiện đại phải chịu những áp lực rất lớn về mặt tâm lý. Dạ dày là một trong những bộ phận trong cơ thể liên quan nhiều đến cảm xúc nên rất dễ bị tác động bởi tâm lý tiêu cực.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc căng thẳng về mặt tâm lý có tác dụng thúc đẩy nhất định đối với sự xuất hiện của ung thư dạ dày. Các yếu tố tinh thần và tâm lý bất lợi có thể ức chế thần kinh phó giao cảm, giải phóng acetylcholine gây suy giảm khả năng miễn dịch hoặc có thể làm tăng hàm lượng oxy hoạt tính trong cơ thể, từ đó cho phép tính kích hoạt tế bào tiền ung thư dạ dày.

Ngoài ra, bác sĩ Trịnh Nãi Nguyên cũng khuyến cáo nhóm người có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao gồm những người trên 40 tuổi, gia đình có tiền sử mắc ung thư dạ dày hoặc các loại ung thư, khối ung khác, nhiễm khuẩn HP (Helicobacter pylori), mắc các bệnh liên quan đến dạ dày như viêm loét dạ dày, viêm teo niêm mạc dạ dày hoặc từng trải qua phẫu thuật liên quan đến dạ dày... nên tiến hành tầm soát ung thư dạ dày định kỳ cũng thông qua nội soi dạ dày.

Ung thư dạ dày thường bị nhầm lẫn với loét dạ dày, viêm dạ dày, khó tiêu và các tình trạng khác nên một khi các triệu chứng này kéo dài và không cải thiện trong hơn 2 tuần, cần phải đi khám càng sớm càng tốt để tìm hiểu nguyên nhân.

4 biểu hiện sớm của ung thư dạ dày

1. Những cơn đau bụng kéo dài, đặc biệt ở bụng trên

Đây là biểu hiện điển hình và thường gặp nhất của bệnh ung thư dạ dày. Ban đầu chủ yếu chỉ là những cơn đau bụng ngắt quãng, âm ỉ. Khi bệnh tiến triển nặng hơn thì cơn đau ngày càng dữ dội và kéo dài hơn.

2. Phân sẫm màu, có lẫn máu

Không ít người vì triệu chứng này mà đến bệnh viện kiểm tra và phát hiện ung thư dạ dày. Bởi khi tế bào ung thư dạ dày phát triển sẽ phá hủy các mạch máu bên trong dẫn đến việc phân sẫm màu và có lẫn máu. Nhưng ở giai đoạn đầu của ung thư dạ dày rất khó để phát hiện, thường bị nhầm sang các bệnh khác như trĩ, ung thư ruột hay các bệnh khác.

Cùng với đó, ung thư dạ dày có thể gây xuất huyết dạ dày dẫn đến tình trạng thiếu máu. Đây cũng là một trong những dấu hiệu sớm của ung thư dạ dày.

3. Giảm cân đột ngột trong thời gian ngắn không rõ nguyên nhân

Sự phát triển của các tế bào ung thư ở bệnh nhân ung thư dạ dày không chỉ ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn mà còn ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ thức ăn của cơ thể dẫn tới tình trạng cân nặng của người bệnh cũng giảm đi đáng kể. Nếu bạn đột ngột giảm cân trong thời gian ngắn mà không phải do tập luyện hay thực hiện các chế độ giảm cân, hãy cẩn thận với ung thư dạ dày.

4. Thường xuyên bị nấc cụt

Khi bị ung thư dạ dày, chức năng tiêu hóa của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng dẫn đến đầy bụng. Từ đó có thể kích thích các dây thần kinh cảm giác trên thành dạ dày, truyền thông điệp lên não (trung khu thần kinh gây nấc) và gây ra hiện tượng nấc cụt.

Nếu những tình huống trên xảy ra, bạn phải cảnh giác với sự xuất hiện của ung thư dạ dày và tìm cách điều trị kịp thời để có thể chống lại ung thư dạ dày tốt hơn.  

Nguồn: edh.tw

Theo Tổ quốc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://ttvn.toquoc.vn/ung-thu-da-day-xuat-hien-o-nguoi-tre-4-viec-nay-neu-da-quen-ngang-voi-viec-om-bom-trong-nguoi-20240302141832746.htm

ung thư dạ dày


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.