- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Uống nước cỏ mần trầu có tác dụng gì?
Cỏ mần trầu không chỉ giúp mái tóc mềm mượt mà còn là vị thuốc trong y học cổ truyền, vậy uống nước cỏ mần trầu có tác dụng gì?
Cỏ mần trầu là cây gì?
Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân cho biết, cỏ mần trầu là loại cỏ dại được tìm thấy rất nhiều tại Việt Nam. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy loại cỏ này trong vườn nhà, ngoài đồng, vệ đường hay bất cứ đâu có đất hoang. Chúng thường được dùng làm thức ăn cho gia súc. Loại cỏ này có khả năng mọc lan rất tốt và lấn át các loại cỏ dại khác.
Cỏ mần trầu còn tên gọi khác là Ngưu cân thảo, thanh tâm thảo, chì tía, cỏ bắc. Chúng thuộc họ lúa, rễ nông, thường mọc thành cụm, thân thảo, xum xuê. Lá xanh dài khoảng cao 30 - 50cm, mọc so le, hình dài dài và nhọn, có lông. Hoa mọc thành bông cần giống như bông lúa. Cây ưa ẩm và có khả năng chịu nóng tốt.
Y học hiện đại nghiên cứu kỹ lưỡng về thành phần trong cỏ mần trầu và chỉ ra những tác dụng tốt của loại cỏ này. Đó là:
- Giúp kháng viêm và hạ sốt: Trong cỏ mần trầu có hoạt chất C-glycosylflavones tác dụng kháng viêm hiệu quả ở đường hô hấp. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, dịch chiết từ cỏ mần trầu tác dụng tốt trong việc giúp hạ sốt hiệu quả.
- Kháng khuẩn: Thành phần trong cỏ mần trầu cũng được nghiên cứu là có tác dụng kháng khuẩn từ nhỏ tới vừa đối với một số loại vi khuẩn.
- Bảo vệ thận: Tác dụng của cỏ mần trầu trong dân gian chỉ ra rằng nó rất tốt để hỗ trợ lợi tiểu. Y học hiện đại cũng nhiều nghiên cứu về thành phần này của cỏ mần trầu và cho thấy tác dụng tốt trong hỗ trợ bảo vệ chức năng của thận.
- Bảo vệ gan: Các chất trong cỏ mần trầu còn giúp giảm nồng độ cholesterol, giúp hỗ trợ điều trị chứng rối loạn lipid máu, bảo vệ chức năng gan.
Cỏ mần trầu là vị thuốc quen thuộc trong Y học cổ truyền
Uống nước cỏ mần trầu có tác dụng gì?
Bài viết của Lương y Hoài Vũ trên Báo Sức khoẻ & Đời sống cho biết, cỏ mần trầu đun nước uống hoặc phối cũng các loại thảo dược khác có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả. Dưới đây là những bài thuốc từ nước cỏ mần trầu:
- Trị sốt cao, hôn mê, gân co rút:Cỏ mần trầu tươi 250g, nước 600ml. Đun chín, uống như trà, uống hết trong vòng 12 tiếng.
- Phòng ngừa và điều trị huyết áp cao:
Ngày dùng 60-100g cỏ khô (hoặc 300-500g cỏ tươi), sắc uống thay nước trà. Hoặc dùng bài: Cỏ mần trầu tươi 500g, giã nát, thêm 200ml nước đun sôi để nguội, lọc lấy nước cốt uống, ngày uống 2 lần, sáng và chiều.
- Hỗ trợ điều trị bệnh gan, làm mát gan, chữa vàng da:Cỏ mần trầu tươi 100g, sơn chi ma 50g, sắc nước uống.
- Chữa kiết lỵ:Cỏ mần trầu tươi 100g; sắc nước, thêm đường đỏ vào, uống ngày 2 lần.
- Trị say nắng, sốt nóng:Cỏ mần trầu tươi 100g, sắc nước uống trong ngày.
- Chữa tiểu tiện nhỏ giọt, nước tiểu đục:Cỏ mần trầu tươi 100g, rễ cỏ tranh tươi 20g, sắc uống.
- Trị viêm tinh hoàn:
Cỏ mầu trầu, ích mẫu - mỗi vị 40g, sắc uống. Hoặc dùng bài: Cỏ mần trầu tươi 200g, hạt vải khô 14 hạt; đổ nửa rượu nửa nước vào sắc trong một giờ; uống vào trước bữa ăn, ngày 2 lần.
- Giảm sưng đau vú nóng đỏ:Cỏ mần trầu 50g, bồ công anh 50g; đổ ngập nước, cho 1 quả trứng gà vào luộc chín; ăn trứng, uống nước thuốc, còn bã thuốc đắp vào chỗ sưng đau.
- Dự phòng viêm não B:Cỏ mần trầu tươi 100g/ngày, sắc nước uống thay trà phòng ngừa bệnh viêm não B, trong mùa dịch.
Cỏ mần trầu không độc, nhưng cần đảm bảo nguồn dược liệu sạch, uy tín, đồng thời bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ, thầy thuốc Đông y để sử dụng mần trầu an toàn và hiệu quả.
Theo VTC News
-
Sức khỏe8 giờ trướcNghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt, vậy mỗi ngày ăn vài lát nghệ, cơ thể bạn sẽ thay đổi tích cực.
-
Sức khỏe9 giờ trướcNgười phụ nữ 30 tuổi hút mỡ ở cơ sở tư nhân gặp biến chứng nặng nề, đau đớn suốt 3 tháng do người thực hiện không đúng kỹ thuật gây phá hủy hệ bạch huyết, tụ dịch, nhiễm khuẩn.
-
Sức khỏe17 giờ trướcNếu không cẩn thận, việc cạo gió có thể gây tổn thương cho da, làm bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí dẫn đến các biến chứng
-
Sức khỏe18 giờ trướcProtein cần thiết cho sức khỏe con người, góp phần kéo dài tuổi thọ, người già thường nằm trong nhóm thiếu protein.
-
Sức khỏe21 giờ trướcMẫu bệnh phẩm của bé gái 11 tuổi ở Cao Bằng vừa được Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương khẳng định dương tính với bệnh bạch hầu
-
Sức khỏe1 ngày trướcTrung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Mỹ đánh giá cải xoong đứng đầu trong danh sách rau quả bổ dưỡng nhờ nhiều tác dụng với tim mạch, gan.
-
Sức khỏe1 ngày trướcBộ não là trung tâm điều khiển của cơ thể, vì vậy việc bổ sung các loại thực phẩm tốt cho não bộ là vô cùng cần thiết.
-
Sức khỏe1 ngày trướcừ xa xưa, loại quả này đã được sử dụng trong y học cổ truyền phương Đông như một vị thuốc quý giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe. Không khí lạnh tràn về, cơ thể con người dễ bị cái lạnh tấn công, khả năng miễn dịch bị giảm sút thì loại quả này càng hữu dụng hơn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcChuối là loại trái cây phổ biến được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Đặc biệt, ăn chuối chín vào buổi sáng mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.
-
Sức khỏe2 ngày trướcTheo y học cổ truyền, lá lốt có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe, là bài thuốc chữa bệnh rất hiệu nghiệm, đặc biệt các bệnh về đau nhức xương khớp.
-
Sức khỏe2 ngày trướcBị chướng bụng, đau hố chậu trái một tuần không đỡ, người phụ nữ trẻ đến bệnh viện kiểm tra, phát hiện mắc ung thư hiếm gặp, đã di căn.
-
Sức khỏe2 ngày trướcĂn hàng ngày để duy trì sự sống là vô cùng quan trọng, nhưng thói quen ăn uống sai lầm lại khiến tuổi thọ của bạn bị bòn rút.