Uống nước tiểu của trẻ con dưới 10 tuổi: Bài thuốc có thật, nhiều công dụng không ngờ

Theo Lương Y Bùi Hồng Minh nước tiểu là một vị thuốc của đông y, là dẫn chất và có thể uống trực tiếp để trừ một số bệnh lý.

Theo Lương Y Bùi Hồng Minh nước tiểu là một vị thuốc của đông y, là dẫn chất và có thể uống trực tiếp để trừ một số bệnh lý.

Chữa bệnh từ nước tiểu

Cụ bà Vũ Thị Miện năm nay 95 tuổi trú tại Đông Hưng, Thái Bình kể rằng, bà sinh 12 bận nhưng vẫn khoẻ mạnh là vì mỗi lần sau sinh sạch huyết bà uống nước tiểu trẻ con mỗi lần sinh đẻ khoảng 2 tuần.

Nhờ có uống nước tiểu trẻ nhỏ mà sức khoẻ của bà rất tốt, không bị hậu sản, dù đẻ dày và đến nay 95 tuổi bà vẫn khá minh mẫn.

Sử dụng nước tiểu để chữa bệnh là bài thuốc có từ xưa của các cụ để lại.Ngày nay không được áp dụng nhưng theo các lương y thì nước tiểu của trẻ nhỏ vẫn là thứ thuốc có giá trị.

Bà Phạm Thị Thuấn 58 tuổi, trú tại Long Hưng, Bình Phước cũng chia sẻ, ngày xưa mỗi lần bị ốm bà thường nhắm mắt uống bát nước tiểu của con trai.

Kinh nghiệm của mẹ bà Thuấn truyền cho là nước tiểu trẻ nhỏ và lấy đoạn nước giữa nhắm mắt uống để chữa bệnh như cảm cúm phong thấp…

Những bài thuốc hay từ nước tiểu - Ảnh 1.

Không dám uống nước tiểu, bà Cao Thị Xuân trú tại Nam Trực, Nam Định kể bây giờ bà vẫn sử dụng bài thuốc nước tiểu để trị chứng đau nhức xương khớp của mình.

Bà Xuân cho biết mỗi khi trái gió trở trời chân của bà lại đau nhức và bà lấy viên gạch nung trên bếp than cho nóng rồi nhờ bọn trẻ nhỏ đi tiểu vào viên gạch sau đó bà đặt ít lá ngải cứu lên rồi kê chân lên.

Với cách làm như này rất dễ chịu, mỗi lần mà bị đau bà chỉ làm 3 – 5 lần là hết mà không phải sử dụng thuốc gì. Cách làm này được bà Xuân thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Bà Xuân cho biết đây là bài thuốc được các cụ truyền lại từ ngày bà còn trẻ đã áp dụng và đến nay thi thoảng vẫn dùng. Bà chia sẻ cho nhiều người cũng rất hiệu nghiệm và được khen.

Cách dùng nước tiểu

Lương y Bùi Hồng Minh – Chủ tịch Hội đông y Ba Đình, Hà Nội cho biết, nước tiểu từ xa xưa đã được con người sử dụng như một bài thuốc và thực tế, có rất nhiều vị thuốc trong Đông y được tẩm bằng nước tiểu.

Các lương y vẫn truyền tai nhau bài thuốc "Tứ chế" nổi tiếng chữa bệnh xoang. "Tứ chế" tức là chia mẻ thuốc làm 4 phần: 1 phần để sống, 1 phần sao, 1 phần tẩm rượu, 1 phần tẩm nước tiểu.

Phần tẩm nước tiểu làm bằng cách phơi khô, ngâm nước tiểu 1 đêm, rồi lại phơi khô. Cứ như thế làm đi làm lại 3 lần rồi mới đem sao vàng trộn lại với 3 phần thuốc kia.

Hay vị thuốc "Nhân trung bạch", chính là cặn nước tiểu, dùng để chữa một số bệnh nội tiết. Ngoài ra, loại thuốc nhỏ mắt lông ngỗng của các cụ ngày xưa cũng có một phần nước tiểu.

Đối với phụ nữ mới sinh sau khi sạch huyết uống 1 đến 2 tháng nước tiểu sẽ thấy tác dụng tốt.

Những bài thuốc hay từ nước tiểu - Ảnh 2.

Lương y Minh cho biết tốt nhất nước tiểu dùng để uống phải là nước tiểu trẻ con dưới 10 tuổi, bỏ đầu bỏ cuối lấy phần nước tiểu giữa lúc trẻ đang tiểu.

Mỗi lần 1 bát, bỏ mấy lát gừng càng tốt. Việc uống nước tiểu nên thực hiện vào sáng sớm hoặc tối muộn trước khi đi ngủ, uống khoảng 300 ml.

Nó có tác dụng phục hồi chức năng cho sản phụ, thực chất là phục hồi nội tiết sản phụ, giúp thận khỏe, chức năng sinh sản không bị tổn thương, chống bệnh hậu sản, rối loạn nội tiết tố.

Sở dĩ nên uống nước tiểu trẻ em dưới 10 tuổi bởi chúng chưa có nội tiết tố.

Trong cuốn "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam", cố GS-TS Đỗ Tất Lợi cũng có ghi: "Nước tiểu còn gọi là đồng tiện, nhân niệu, luân hồi tửu, hoàn nguyên thang.

Đồng tiện chỉ nước tiểu của trẻ em, thường là của bé trai dưới 12 tuổi, khỏe mạnh. Trong những tài liệu cổ, người ta dùng nước tiểu người lớn với tên "nhân niệu".

Rồi vì không coi nước tiểu người lớn là vị thuốc quý nếu biết dùng nên mới gọi là "luân hồi tửu" (thứ rượu uống vào, thải ra lại uống vào).

Trong y học cổ truyền, nước tiểu có vị mặn, tính hàn (lạnh), có tác dụng chữa hàn nhiệt, đầu thống (đầu đau nhức), ho lâu mất tiếng, chủ yếu dùng chữa các chứng sốt rét, bổ âm, giáng hỏa, dùng ngoài xoa bóp khi bị ngã hay bị thương, bị đánh người thâm tím.

Cũng theo cố GS-TS Đỗ Tất Lợi, "còn nhiều công dụng của nước tiểu thấy ghi trong những sách cổ mà chúng ta chưa giải thích được cũng như chưa có điều kiện kiểm tra".

Theo Trí thức trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.