- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Uống rượu vang có thực sự tốt cho sức khỏe tim mạch?
Một nghiên cứu mới cho thấy những người uống lượng nhỏ rượu vang mỗi ngày có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đau tim hoặc đột quỵ.
Uống rượu vang vừa phải có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Tiêu thụ rượu vang ở mức độ vừa phải có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn ở nhóm dân số lớn tuổi. Tuy nhiên, thông tin về việc tiêu thụ rượu vang thông qua các báo cáo tự đánh giá dễ mắc phải lỗi đo lường chủ quan. Một nghiên cứu mới đã đánh giá mối liên quan giữa acid tartaric trong nước tiểu, một dấu ấn sinh học khách quan của việc tiêu thụ rượu vang và tỷ lệ biến cố bệnh tim mạch lâm sàng tổng hợp.
Báo cáo trên Tạp chí Tim mạch châu Âu, các nhà nghiên cứu cho biết, những người uống một nửa đến một ly rượu vang mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tim, đau tim hoặc đột quỵ thấp hơn 50% so với những người không uống. Ngay cả việc uống ít rượu - một ly mỗi tuần hoặc ít hơn nửa ly mỗi ngày - cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim tới 38%. Tuy nhiên, những lợi ích này không còn nữa ở những người uống nhiều hơn một ly rượu vang mỗi ngày.
Uống rượu vang vừa phải có lợi cho sức khỏe tim mạch.
Theo Tiến sĩ Ramon Estruch, Giáo sư tại Đại học Barcelona, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy tác dụng bảo vệ của rượu vang lớn hơn nhiều so với những nghiên cứu khác. Bản thông cáo giải thích rằng, những biện pháp bảo vệ mạnh hơn này được phát hiện là do nghiên cứu này sử dụng phương pháp chính xác hơn để đo lượng rượu mà mọi người uống vào.
Tiến sĩ Estruch cho biết, các nghiên cứu trước đây dựa vào việc mọi người báo cáo lượng rượu họ uống. Những thông tin được cung cấp như vậy dễ bị nhầm lẫn hoặc mọi người có thể e ngại vì họ xấu hổ về việc uống rượu của mình.
Nhưng nghiên cứu này, một phần của dự án nghiên cứu lớn hơn của Tây Ban Nha nhằm tìm hiểu lợi ích của chế độ ăn Địa Trung Hải , đã theo dõi lượng rượu vang mà mọi người uống bằng cách đo lượng acid tartaric trong nước tiểu.
Acid tartaric là một hóa chất tự nhiên có trong nho và các sản phẩm từ nho như rượu vang. Nó được bài tiết qua nước tiểu và có thể được đo để biết liệu một người có tiêu thụ rượu vang hoặc nho trong vòng 5-6 ngày qua hay không.
Đối với nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ hơn 1.200 người trong thời gian theo dõi lên đến 5 năm, có 685 trường hợp đau tim, đột quỵ và bệnh tim.
Kết quả cho thấy, ở những người có nguy cơ mắc bệnh tim cao áp dụng chế độ ăn Địa Trung Hải, uống rượu vang ở mức độ vừa phải có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim tới 50%.
"Cho đến nay, chúng tôi tin rằng 20% tác dụng của chế độ ăn Địa Trung Hải có thể là do uống rượu vang vừa phải. Tuy nhiên, tác dụng có thể còn lớn hơn nữa", Tiến sĩ Estruch cho biết.
Uống một lượng nhỏ rượu có thể tốt cho sức khỏe người lớn từ 40 tuổi trở lên.
Độ tuổi nào uống rượu vang là thích hợp?
Một câu hỏi quan trọng khác là ở độ tuổi nào thì việc tiêu thụ rượu vang ở mức độ vừa phải có thể có tác dụng? Theo Tiến sĩ Estruch, các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, tác dụng bảo vệ của việc tiêu thụ rượu vang được quan sát thấy bắt đầu từ độ tuổi 35 - 40. Điều quan trọng nữa cần lưu ý là lượng tiêu thụ vừa phải của phụ nữ luôn phải bằng một nửa lượng tiêu thụ của nam giới và nên dùng trong bữa ăn.
Một nghiên cứu trước đó đã được công bố trên tạp chí Lancet cho thấy, lượng rượu tiêu thụ nhỏ có liên quan đến kết quả sức khỏe được cải thiện ở những nhóm dân số chủ yếu phải đối mặt với gánh nặng bệnh tim mạch cao, đặc biệt là người cao tuổi ở nhiều khu vực trên thế giới. Nghiên cứu còn cho thấy, những người trẻ tuổi phải đối mặt với nguy cơ sức khỏe cao hơn do uống rượu so với người lớn tuổi.
Theo Gia đình và xã hội
-
Sức khỏe2 giờ trướcChuyên gia y tế thông tin về bệnh viêm đường hô hấp do hMPV giúp phụ huynh nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh để có thể xử trí và đưa con đến bệnh viện thăm khám kịp thời.
-
Sức khỏe2 giờ trướcBé gái 6 tuổi đã cố gắng lấy dị vật ra nhưng không thành công. Bác sĩ phải nội soi âm đạo và gắp ra dị vật là đồ chơi trong "túi mù"
-
Sức khỏe3 giờ trướcBệnh thiếu canxi khá phổ biến và xuất hiện ở nhiều đối tượng nhưng nhiều người vì không biết dấu hiệu thiếu canxi là gì nên không điều trị kịp thời.
-
Sức khỏe4 giờ trướcSự kết hợp của hai thành phần tự nhiên nổi tiếng là nghệ và mật ong sẽ làm gia tăng lợi ích cho sức khỏe…
-
Sức khỏe6 giờ trướcLộ trình phục hồi chức năng của Nguyễn Xuân Son kéo dài ít nhất 6 tháng, chia làm 4 giai đoạn với mục tiêu rõ ràng.
-
Sức khỏe8 giờ trướcSau tai nạn, bệnh nhân vị vỡ lách độ IV, ít dịch quanh lách, hình ảnh gãy xương sườn 9,10 bên trái, mất máu nhiều.
-
Sức khỏe8 giờ trướcCanxi là một trong những dưỡng chất quan trọng đối với cơ thể, vậy thiếu canxi gây ra những bệnh gì?
-
Sức khỏe11 giờ trướcNhiều người khi muốn bổ sung sắt thường nghĩ đến thịt bò, nhưng có một số loại thực phẩm giàu sắt hơn cả thịt bò bạn có thể thường xuyên bổ sung vào chế độ ăn uống.
-
Sức khỏe14 giờ trướcTrả lời độc quyền tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc ngày 8/1, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khẳng định metapneumovirus (HMPV) không phải một loại vi-rút mới, mà là loại vi-rút phổ biến thường gây ra các triệu chứng tương tự cảm lạnh.
-
Sức khỏe14 giờ trướcThịt lợn cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng, phụ thuộc nhiều vào cách chế biến luộc, nướng...
-
Sức khỏe15 giờ trướcKhông cho mật ong vào nước quá nóng, quá lạnh; không dùng loại có vị đắng… là những điều bạn cần lưu ý.
-
Sức khỏe16 giờ trướcThứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên khuyến cáo người dân không hoang mang với virus cúm HMPV, nhưng cũng không chủ quan, lơ là và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.
-
Sức khỏe1 ngày trước2 ngày sau khi phẫu thuật thành công, Xuân Son bắt đầu bước vào những bài tập phục hồi đầu tiên cùng các bác sĩ.
-
Sức khỏe1 ngày trướcBệnh viện tại Cần Thơ vừa điều trị thành công cho bé trai 3 tuổi nhập viện vì bệnh sởi biến chứng viêm phổi. Đây là một trường hợp đáng lưu ý bởi bệnh sởi không chỉ lây lan cực nhanh mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt ở trẻ nhỏ.