- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Vaccine Covid-19 của Nga ngăn ngừa mọi cấp độ lây nhiễm
Trưởng nhóm phát triển vaccine Sputnik V nói rằng phản ứng miễn dịch của nhóm tình nguyện viên được tiêm đầu tiên cho thấy vaccine đủ sức chống lại bất kỳ cấp độ lây nhiễm nào.
Alexander Gintsburg, Giám đốc Viện Nghiên cứu Dịch tễ học và Vi sinh Gamaleya của Nga, cơ quan phát triển vaccine Sputnik V, cho biết thông tin trên hôm 5/9.
Thông tin được đưa ra cùng ngày với đăng tải trên tạp chí y khoa hàng đầu The Lancet xác nhận tất cả bệnh nhân được tiêm vaccine Sputnik V đều sản sinh kháng thể mà không có bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào.
Tạp chí y khoa lâu đời và uy tín của Anh cũng xác nhận Sputnik V tạo ra kháng thể ngay từ giai đoạn thử nghiệm lâm sàng đầu tiên ở tất cả 76 người tham gia.
“Phản ứng miễn dịch của vaccine được ghi nhận ở các tình nguyện viên là đủ để chống lại bất kỳ cấp độ lây nhiễm Covid-19 nào mà bạn có thể tưởng tượng”, ông Gintsburg nói.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ chia cấp độ lây nhiễm Covid-19 như sau: Cấp độ 3 (rủi ro cao), Cấp độ 2 (rủi ro trung bình), Cấp độ 1 (rủi ro thấp) và rủi ro rất thấp.
Vaccine Covid-19. Ảnh: Getty.
Thị trưởng Moscow Sergey Sobyanin tiết lộ rằng các thử nghiệm lâm sàng bổ sung được thực hiện sau khi đăng ký Sputnik V có thể kéo dài từ 2 đến 6 tháng. Ông Sobyanin cũng cho biết tiêm chủng đại trà có thể được triển khai vào cuối năm 2020 hoặc đầu năm 2021.
“Một số lô hàng sẽ có sớm nhất là trong năm nay”, thị trưởng Moscow nói với kênh Rossiya 1 hôm 5/9.
“Nhiều khả năng vaccine sẽ được tiêm chủng trước trong các lĩnh vực có nguy cơ lây nhiễm cao, chẳng hạn như y tế, giáo dục, thương mại, các cơ quan công quyền và một số lĩnh vực khác, có thể là báo chí”.
Tháng trước, Nga là quốc gia đầu tiên trên thế giới đăng ký vaccine ngừa Covid-19 tên Sputnik V, do Viện Nghiên cứu Gamaleya phát triển. Vaccine này đã trải qua các thử nghiệm lâm sàng vào tháng 6 và tháng 7.
Theo Bộ Y tế Nga, vaccine Sputnik V có khả năng cung cấp miễn dịch lên đến hai năm.
Cảnh bào chế, sản xuất vaccine Covid-19 đầu tiên tại Nga Tổng thống Putin cho biết Bộ Y tế Nga cấp phép cho vaccine Covid-19 đầu tiên trên thế giới. Đã có 20 nước nhanh chóng đặt hàng 1 tỷ liều vaccine này.
Theo Zing
-
Sức khỏe8 giờ trướcNgày 26/1 (mùng 5 Tết), Việt Nam ghi nhận 17 ca mắc COVID-19, tăng gần gấp đôi so với hôm qua. Hiện còn 3 bệnh nhân nặng đang điều trị, giảm 1 ca sau 24 giờ.
-
Sức khỏe17 giờ trướcTổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã kêu gọi các nước, nhà sản xuất và cung cấp dược phẩm phải có hành động ngay lập tức nhằm bảo vệ trẻ em trước thuốc ho nhiễm độc.
-
Sức khỏe21 giờ trướcQuả phật thủ thường được bày bàn thờ, không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn có nhiều tác dụng phòng chữa bệnh.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTheo các chuyên gia, quất (tắc) có nhiều tác dụng nhưng nên dùng loại được trồng tự nhiên thay vì quả trên cây cảnh ngày Tết.
-
Sức khỏe1 ngày trướcDưới đây là những món ăn có hàm lượng cholesterol cao mà những người bị mỡ máu nên tránh.
-
Sức khỏe2 ngày trướcCác món đồ chiên rán, đồ nướng được nhiều gia đình lựa chọn dịp đầu năm. Tuy nhiên, ăn chúng thường xuyên sẽ làm tăng gánh nặng tiêu hóa đường ruột, táo bón, đau bụng, hại lớp collagen trên da.
-
Sức khỏe2 ngày trướcVào những ngày đầu tiên của năm mới 2023, bạn hãy bổ sung cho mình 6 loại quả giàu collagen này.
-
Sức khỏe3 ngày trướcĐồ chiên rán không chỉ làm tăng gánh nặng tiêu hóa đường ruột mà còn làm hại lớp collagen trên da.
-
Sức khỏe3 ngày trướcDịp Tết ăn uống thả ga với tràn ngập đồ ăn ngon rất dễ khiến chúng ta trở nên mập ú, tăng cân mất kiểm soát sau Tết. Dưới đây là một số loại thực phẩm tốt giúp duy trì cân nặng.
-
Sức khỏe3 ngày trướcTết là dịp đoàn viên, là những bữa cơm gia đình ấm cúng. Thế nhưng, Tết cũng là thời điểm chúng ta cần cẩn trọng hơn với ngộ độc thực phẩm.
-
Sức khỏe4 ngày trướcĐầy hơi, chướng bụng, chậm tiêu là những triệu chứng khó chịu thường gặp ở đường tiêu hóa, đặc biệt vào dịp Tết do nếp sinh hoạt bị xáo trộn và ăn phải một số loại thực phẩm sản sinh ra nhiều khí khi tiêu hóa.
-
Sức khỏe4 ngày trướcVào những ngày Tết, việc ăn uống thất thường, lúc đói, lúc no. Ngoài ra việc uống nhiều rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khiến cơn đau dạ dày dễ bùng phát.
-
Sức khỏe4 ngày trướcKhông chỉ giúp cơ thể khoẻ mạnh, một số loại nước ép có thể cải thiện quá trình lão hóa, giúp bạn giữ được sự trẻ trung. Vậy bạn nên chọn loại nước ép nào?