- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Vi khuẩn Salmonella trong kẹo nguy hại như thế nào?
Vừa qua, tập đoàn sản xuất bánh kẹo Ferrero nổi tiếng của Ý đã buộc phải đóng cửa nhà máy tại Bỉ, thu hồi các sản phẩm Kinder bày bán tại Mỹ, Anh và một số nước châu Âu vì nghi bị nhiễm khuẩn Salmonella. Ở Việt Nam, loại kẹo này cũng được bày bán tại nhiều cửa hàng.
Vụ Khoa học và Công nghệ - Bộ Công Thương đã yêu cầu các đơn vị chức năng rà soát, lấy mẫu kiểm nghiệm sản phẩm kẹo trứng chocolate trẻ em - Kinder Surprise để kiểm tra vì lo ngại nhiễm khuẩn Samonella.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Đình Qui, Khoa nội 1 - Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP HCM), cho biết Salmonella là trực khuẩn gram âm, có thể tồn tại trong nước 2-3 tuần, trong phân 2-3 tháng, bị diệt ở 100 độ C trong vòng 5 phút và có thể diệt bởi chất sát khuẩn thông thường.
"Nhắc đến Salmonella thì thường nói nhiều đến phân nhóm Salmonella typhi gây ra bệnh thương hàn. Bệnh khởi phát đột ngột với sốt cao kéo dài, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, mạch chậm, rối loạn tiêu hoá và ho khan. Có thể có các biến chứng khi bị thương hàn như: Xuất huyết tiêu hóa: gặp khoảng 15%; thủng ruột: gặp khoảng 1-3%; viêm cơ tim; trụy tim mạch; viêm túi mật, viêm gan; viêm não màng não, viêm cầu thận, viêm đài bể thận" - thạc sĩ Nguyễn Đình Qui phân tích.
Theo thạc sĩ Qui, bệnh thương hàn thường xảy ra ở nhưng nơi có điều kiện vệ sinh kém, nhất là ở nơi mà vệ sinh nguồn nước, vệ sinh an toàn thực phẩm, nhà tiêu, hệ thống thoát nước không đạt chuẩn. Người bệnh thường là nguồn lây truyền bệnh quan trọng.
Giải thích thêm về yếu tố này, thạc sĩ Qui cho biết theo một số tài liệu, người bệnh có thể lây cho người khác ngay trong thời kỳ ủ bệnh, hoặc người khỏi bệnh mang vi khuẩn sau khi hết các triệu chứng lâm sàng. Đa số người khỏi bệnh vẫn đào thải vi khuẩn ra môi trường bên ngoài trong 2 - 3 tuần. Khoảng 2% - 20% người bệnh vẫn có thể thải vi khuẩn ra môi trường 2 đến 3 tháng sau khi hết các triệu chứng lâm sàng.
Ăn phải thực phẩm, uống nước bị nhiễm khuẩn không được nấu chín là đường lây quan trọng và thường gây dịch lớn. Còn đường lây qua tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân, người mang vi khuẩn qua chất thải, chân, tay, đồ dùng bị nhiễm khuẩn… thường gây dịch nhỏ, tản phát.
Thạc sĩ Qui cho hay bệnh này chủ yếu điều trị bằng kháng sinh fluoroquinolone hoặc cephasloporin thế hệ thứ 3. Bên cạnh đó, cần bù nước điện giải, trợ tim mạch; có chế độ ăn lỏng, mềm, đủ chất dinh dưỡng.
Thạc sĩ Qui khuyến cáo để phòng ngừa, cần vệ sinh môi trường sạch sẽ, nguồn nước đảm bảo, ăn chín uống sôi và rửa tay sạch. Bên cạnh đó, chích ngừa vắc-xin thương hàn cũng có thể phòng ngừa bệnh.
Theo Người lao động
-
Sức khỏe58 phút trướcCó quá nhiều sự thay đổi tuyệt vời từ việc duy trì thói quen ăn một quả chuối mỗi ngày.
-
Sức khỏe1 giờ trướcKhông phải vì các chuyên gia lo ngại có vi khuẩn xâm nhập vào chân mà họ cho rằng việc đi chân đất có thể gây hư hại về cấu trúc của xương.
-
Sức khỏe11 giờ trướcVirus mới có nguồn gốc từ động vật và đã lây cho 35 người với triệu chứng giống Covid-19 như sốt, mệt mỏi, ho, chán ăn, đau cơ, buồn nôn.
-
Sức khỏe12 giờ trước'Phẫu thuật thì có thể vá lại được, còn dùng thuốc để màng trinh hồi phục lại như ban đầu là không thể', BS Kim Dung cho hay.
-
Sức khỏe13 giờ trướcLạm dụng chất gây nghiện từ tuổi vị thành niên, T. đã 3 lần phải nhập viện điều trị. Trong đầu thường xuất hiện giọng nói ‘lạ’, T. cũng hoang tưởng có người đang muốn hại mình.
-
Sức khỏe14 giờ trướcBạn có thể đã nghe nói về chế độ ăn Địa Trung Hải, một trong những chế độ ăn được coi là lành mạnh nhất trên thế giới, nhưng khoa học nói gì về những lợi ích tiềm năng của chế độ ăn này? Những ghiên cứu hàng chục năm qua đã chỉ ra rằng, việc tuân theo chế độ ăn Địa Trung Hải có thể giúp chúng ta sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn.
-
Sức khỏe17 giờ trướcKhông phải ăn vặt lúc nào cũng xấu, phụ nữ tuổi 40 càng nên tích cực ăn 5 món sau đây để cơ thể khỏe mạnh hơn.
-
Sức khỏe18 giờ trướcCác nghiên cứu khoa học đã luôn chỉ ra rằng một chế độ ăn uống không lành mạnh có những kết quả rất bất lợi, đôi khi góp phần gây ra căn bệnh chết người và làm giảm tuổi thọ của bạn.
-
Sức khỏe18 giờ trướcMột bài viết đăng trên tạp chí y khoa uy tín thế giới mới đây cho biết đã phát hiện một loại virus mới ở Trung Quốc mà các nhà khoa học tạm đặt tên là “LayV”. Loại virus này có thể lây sang người qua động vật và dẫn đến các căn bệnh nguy hiểm khác.
-
Sức khỏe22 giờ trướcTheo nghiên cứu mới, hút thuốc và tuổi già là hai yếu tố quan trọng nhất khiến nguy cơ mắc ung thư cao hơn.
-
Sức khỏe22 giờ trướcSau khi uống rượu chứa Methanol tùy liều lượng bệnh nhân sử dụng, các dấu hiệu ngộ độc sẽ xảy ra với cơ thể nạn nhân. Có trường hợp đau đầu, chóng mặt, nặng hơn là co giật, hôn mê, tổn thương não, mù mắt, thậm chí tử vong.
-
Sức khỏe22 giờ trướcĐôi khi xoa bóp cơ thể có thể làm giãn gân cốt, thúc đẩy quá trình lưu thông máu và loại bỏ huyết ứ, ngăn ngừa bệnh tật. Nhưng làm thế nào để xoa bóp đúng vị trí mới là điều quan trọng.
-
Sức khỏe23 giờ trướcBất cứ ai cũng nên đi tiêm phòng cúm. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế khuyến cáo có những người cần nên tiêm ngay lúc này càng sớm càng tốt.
-
Sức khỏe1 ngày trướcĐể chạm đến sự trường thọ thì bản thân chúng ta phải là người chủ động điều chỉnh những thói quen sinh hoạt của mình.