Vì sao tình trạng tái nhiễm Covid-19 có xu hướng ngày càng tăng?

Từ rất sớm sau khi dịch COVID-19 xuất hiện, chúng ta đã biết rằng tái nhiễm có thể xảy ra.

Một trong những ca tái nhiễm COVID-19 đầu tiên được báo cáo là trường hợp người đàn ông 33 tuổi đến từ Hồng Kông. Ông được chẩn đoán dương tính với SARS-CoV-2 lần đầu tiên vào ngày 26/3/2020. 142 ngày sau đó, ông tiếp tục được xác nhận tái dương tính.

Vì sao tình trạng tái nhiễm Covid-19 có xu hướng ngày càng tăng?-1

Kể từ đó, các báo cáo về số ca tái nhiễm trở nên phổ biến, đặc biệt là kể từ khi xuất hiện biến thể Omicron. Nghiên cứu ban đầu từ Nam Phi (đang chờ xem xét bởi các nhà khoa học khác) cho thấy nguy cơ tái nhiễm tăng nhanh chóng và đáng kể sau khi biến thể này xuất hiện.

Biến thể omicron tổng thể có 50 đột biến, với 32 đột biến chỉ trên protein gai. So sánh với biến thể Delta chỉ có 9 đột biến, số lượng đột biến lớn hơn trong biến thể Omicron có thể có nghĩa là nó có thể dễ lây lan hơn và/hoặc trốn tránh sự bảo vệ miễn dịch tốt hơn - một viễn cảnh rất đáng phải quan tâm.

Vậy tại sao số ca tái nhiễm ngày càng tăng?

Câu trả lời đơn giản là vì khả năng miễn dịch của chúng ta thường không còn đủ mạnh để chống lại nguy cơ nhiễm bệnh. Điều này có thể là do sự xuất hiện của một số biến thể virus mới như là Omicron. Các đột biến mới của Omicron khiến hệ miễn dịch khó nhận biết hơn. Một khả năng khác là do khả năng miễn dịch có được sau lần nhiễm đầu hay nhờ tiêm vắc xin đã suy yếu.

Thêm vào đó, virus SARS-CoV-2 hầu như luôn xâm nhập vào cơ thể con người qua mũi và cổ họng. Miễn dịch trong niêm mạc của các khu vực này có xu hướng sống tương đối ngắn so với khả năng miễn dịch toàn thân trên khắp cơ thể.

Các trường hợp tái nhiễm có nhẹ hơn không?

Những người đã được tiêm chủng khi nhiễm COVID-19 thường ít nghiêm trọng hơn so với người chưa tiêm (những người không có bất kỳ khả năng miễn dịch nào). Đây là lý do tại sao tỷ lệ nhập viện thấp hơn trong số những người đã tiêm chủng.

Do đó, dù có nguy cơ tái nhiễm nhưng các chuyên gia tin rằng tái nhiễm sẽ ít nghiêm trọng hơn so với nhiễm bệnh lần đầu. Điều này là do lượng kháng thể chống Covid-19 ở lần đầu vẫn còn sót lại trong cơ thể. Thêm vào đó, nhiều người đã được tiêm phòng nên sẽ làm tăng thêm mức độ miễn dịch của họ.

Tuy nhiên, cho dù lần tái nhiễm không tồi tệ như lần đầu mắc bệnh nhưng phụ thuộc vào thời điểm bạn tái nhiễm, các triệu chứng bạn gặp phải có thể thay đổi tùy theo biến thể mà bạn nhiễm.

Chúng ta biết rằng mức độ nghiêm trọng của COVID-19 thay đổi từ biến thể này sang biến thể khác. Tuy nhiên, thật khó để phân biệt mức độ nghiêm trọng khi mắc bệnh là do các biến thể hay là do mức độ miễn dịch của bản thân sau khi đã nhiễm bệnh hay là tiêm chủng trước đó.

Một câu hỏi vẫn chưa được trả lời là liệu một người chưa tiêm chủng nhưng đã nhiễm COVID trước đó, sau này lại nhiễm biến thể Omicron thì có ít nghiêm trọng hơn hay không.

Tái nhiễm có tăng cường khả năng miễn dịch không?

Gần như chắc chắn là có. Theo thông tin đưa trên trang The Conversation, các nhà khoa học tin rằng sau khi bị tái nhiễm, gần như chắc chắn là khả năng miễn dịch của cơ thể sẽ được tăng cường. Lần nhiễm bệnh đầu tiên sẽ giúp tạo mức độ kháng thể tương tự như tiêm 2 liều vắc xin. Vì vậy, tái nhiễm cũng được cho rằng có tác dụng tăng cường miễn dịch tương tự. Dù vậy, khả năng miễn dịch sau khi tái nhiễm lần hai vẫn không đủ mạnh để bảo vệ 100%, ngăn chặn hoàn toàn nguy cơ tái nhiễm lần thứ ba.

Có những bằng chứng mới về những người bị tái nhiễm nhiều lần. Tuy nhiên, điều này không có gì đáng ngạc nhiên, vì chúng ta biết các loại virus corona khác ở người cũng gây tái nhiễm sau vài năm.

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluat.suckhoedoisong.vn/vi-sao-tinh-trang-tai-nhiem-covid-19-co-xu-huong-ngay-cang-tang-162220203122113030.htm

Covid-19


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.