Vì sao virus SARS- CoV-2 biến chủng Ấn Độ nguy hiểm? Chuyên gia chỉ ra 2 lý do

Theo các chuyên gia, biến chủng virus mới này khác biệt với biến chủng trước, đặc biệt nguy hiểm là nó lây lan nhanh và thời gian ủ bệnh rất ngắn.

Vì sao virus SARS- CoV-2 biến chủng Ấn Độ nguy hiểm? Chuyên gia chỉ ra 2 lý do-1

Theo BS Trương Hữu Khanh – Chuyên gia truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cho biến chủng virus mới này khác biệt với biến chủng trước, đặc biệt nguy hiểm là nó lây lan nhanh và thời gian ủ bệnh rất ngắn nên mới có những trường hợp tiếp xúc ca bệnh 1-2 ngày đã có triệu chứng bệnh.

Virus nhân lên nhanh chóng nên chỉ 1 - 2 ngày nồng độ virus trong dịch họng hầu đã nhân lên đủ để xét nghiệm dương tính.

Đến nay qua các báo cáo theo dõi vẫn nghi ngờ chủng này tấn công người bệnh nhanh hơn.

GS Nguyễn Gia Bình -nguyên trưởng khoa Hồi sức Cấp cứu cho biết, qua báo cáo trong nhóm điều trị Covid-19, ông thấy các bệnh nhân có diễn tiến nặng hơn nhiều so với đợt dịch ở Hải Dương.

Đến nay có 16 ca mắc Covid-19 nặng tiên lượng điều trị rất nặng đặc biệt có 2 ca ECMO đều đánh giá khó khăn do bệnh nhân có tiền sử xơ gan giai đoạn cuối, 1 bệnh nhân ở TP.HCM từ An Giang chuyển lên thì nặng, phổi trắng xoá.

Nhiều ca bệnh biến chứng xuống phổi ngay trong tuần đầu tiên. GS Bình cho biết, đến nay dù chưa đủ cơ sở để đánh giá chủng Ấn Độ biến đổi độc lực, nhưng tốc độ lây lan là nhanh.

Như ở Ấn Độ, dịch bùng phát bởi tập trung đông người, lan rộng với số ca nhiễm kỉ lục gây quá tải bệnh viện, thiếu oxy, hệ thống y tế không đáp ứng đủ nhu cầu điều trị là yếu tố quan trọng khiến nhiều ca tử vong, chưa có đủ cơ sở để nói do độc lực của biến chủng mới.

Vì sao virus SARS- CoV-2 biến chủng Ấn Độ nguy hiểm? Chuyên gia chỉ ra 2 lý do-2
Biến chủng mới của Virus SASR-CoV-2 nguy hiểm như thế nào?

Theo Thạc sĩ Nguyễn Hồng Hà - Phó Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam - hiện nay các biến chủng mới đều tăng khả năng lây nhiễm là chính.

Khi lượng nhiễm nhiều lên sẽ dẫn tới quá tải y tế, nhiều đối tượng mắc bệnh sẽ có nhiều người bị bệnh và số ca tử vong chắc chắn sẽ tăng. Còn đến nay nói virus có nặng hơn hay không thì chưa có bằng chứng. Người ta sợ biến chủng mới đó là tăng khả năng lây nhiễm, tăng khả năng lâm sàng nếu 1000 ca mắc thì sẽ tăng khả năng biến chứng hơn chỉ vài chục ca mắc.

Hiện có hơn 6000 biến chủng người ta xếp vào 3 loại biến chủng:

Thứ nhất, Biến chủng đáng quan tâm đó là làm thay đổi tính chất lây nhiễm.

Thứ hai, biến chủng đáng ngại.

Thứ ba, biến chủng nguy hiểm đó là tăng mức độ lây nhiễm, tăng mức độ nặng của bệnh, chống lại vắc xin, làm vắc xin mất hiệu lực nhưng đến nay chưa tìm thấy biến chủng này. Biến chủng Ấn Độ mới xếp vào biến chủng đáng ngại.

Hiện các biến chủng chúng ta nhìn thấy ở Anh, Nam Phi, Brazil với tỷ lệ nhiễm khá cao đều do lây nhiễm nhiều.

Biến chủng Ấn Độ ở Việt Nam đang có tốc độ lây kinh khủng, 1 ca lây tới hơn chục người. Virus lây nhanh hay không người ta dựa vào các dấu hiệu đánh giá như ngưỡng nhiễm, tốc độ, miễn dịch.

Ví dụ , ngưỡng nhiễm đó là lượng virus mình hít phải nhiều hay ít. Nếu virus nào ngưỡng nhiễm thấp chỉ ít virus đã thành bệnh thì khả năng lây lan nhanh do sự bắt dễ của virus vào tế bào vật chủ.

Nếu SARS năm 2003 cần 1000 con virus để gây bệnh thì SARS-CoV-2 chỉ 10 con vì nó dễ dàng bắt được tế bào. Chủng mới virus SARS-CoV-2 cũng tương tự như vậy khả năng gắn kết của virus với tế bào vật chủ dễ hơn.

Ngoài ra, cần xem xét nồng độ virus trong họng của người mang virus đang ở nồng độ cao hay thấp. Nồng độ cao khả năng lây tăng lên. Người nhiễm ngoài xem xét ngưỡng nhiễm còn phụ thuộc vào sức đề kháng tại chỗ của người bệnh tốt không. Nếu sức đề kháng cao thì việc chặn virus sẽ tốt hơn sức đề kháng kém.

Các chuyên gia tính toán chu kỳ lây nhiễm khoảng 4-5 ngày với chu kỳ lây rất rõ ràng, nhưng lần này chu kỳ lây chỉ 1-2 ngày.

Thời gian khởi phát của bệnh cũng rất nhanh. Ở các đợt dịch trước, bệnh nhân phải mất 5-7 ngày ủ bệnh nhưng đợt dịch này, chỉ tới ngày thứ 2 đã xuất hiện virus vùng hầu họng, từ đó, khả năng nhân lên của virus và đào thải mầm bệnh rất cao.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Xem link gốc Ẩn link gốc https://doanhnghieptiepthi.vn/vi-sao-virus-sars-cov-2-bien-chung-an-do-nguy-hiem-chuyen-gia-chi-ra-2-ly-do-161211705101505665.htm

Covid-19


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.