Việt Nam chưa có ca nào tử vong vì Covid-19 nhưng đã có ca rất nặng, thậm chí tiên lượng tử vong

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Tiểu ban Điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống Covid-19, Việt Nam đã có những ca bệnh nặng, thậm chí có tiên lượng tử vong.

Việt Nam chưa có ca nào tử vong vì Covid-19 nhưng đã có ca rất nặng, thậm chí tiên lượng tử vong-1
Ảnh minh hoạ.

Thông tin từ Tiểu Ban điều trị- Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 tối ngày 12/4, Việt Nam đã điều trị khỏi 144 trường hợp và còn 114 người bệnh đang điều trị tại 14 cơ sở khám chữa bệnh. Hiện có 8 bệnh nhân nặng, trong đó 01 trường hợp chạy ECMO, 2 trường hợp thở máy, 5 trường hợp thở ôxy.

Trong đó, có trường hợp của bệnh nhân số 20 (64 tuổi, thở máy) trước đó bệnh nhân đã ở trong tình trạng nguy kịch nhưng hiện tình trạng sức khỏe tiến triển tốt hơn.

GS.TS Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội đồng chuyên môn điều trị Covi-19, cho biết bệnh nhân có bệnh lý nền bị rối loạn tiền đình. Bệnh nhân diễn biến trở nặng nhanh, ngày 15/3 bệnh nhân bắt đầu phải thở máy, ngày 19/3 các chuyên gia phải cho bệnh nhân vừa thở máy vừa sử dụng ECMO.

Vào ngày 4/4 bệnh nhân đã cai được ECMO. Tuy nhiên, sau đó tình trạng bệnh nhân diễn biến xấu, 3 lần ngừng tuần hoàn.

GS. Kính cho hay: "Chúng tôi khó có thể tưởng tượng bệnh nhân 3 lần ngừng tuần hoàn mà vẫn quay lại được với cuộc sống. Hiện bệnh nhân đã bắt đầu có tri giác trở lại, đã làm theo được những gì bác sĩ và điều dưỡng yêu cầu".

Trường hợp bệnh nhân số 91 phi công (43 tuổi, người Anh) tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP Hồ Chí Minh, chuyển sang thở máy xâm nhập và chạy ECMO, tình trạng nguy kịch. Hiện tại không sốt, mạch và huyết áp ổn định, hỗ trợ thở máy, đang được tiếp tục điều trị.

Theo ý kiến hội chẩn của Hội đồng chuyên môn cấp quốc gia, ngoài các can thiệp hồi sức hô hấp tuần hoàn chuyên sâu như trên, công tác điều trị tình trạng rối loạn đông máu ở bệnh nhân này đang tập trung điều trị theo hướng hội chứng HIT (Heparin-induced thrombocytopenia)

Bệnh nhân 161 (88 tuổi) từ Bệnh viện Bạch Mai chuyển sang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Bệnh nhân có tiền sử bị tai biến, xuất huyết não và liệt 1/2 người bên trái. Bệnh nhân này hiện đang thở máy.

Tại buổi hội chẩn chuyên môn về điều trị bệnh nhân nặng, Hội đồng chuyên môn cũng đề nghị các bác sĩ điều trị trực tiếp xem xét thời điểm để mở nội khí quản cho người bệnh

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Tiểu ban Điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống Covid-19, Việt Nam chưa có ca tử vong nào do Covid-19 nhưng đã có những ca bệnh nặng, rất nặng thậm chí có tiên lượng tử vong.

Những ngày qua ngành y tế đã huy động toàn lực điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng, căng sức tập hợp kể cả các đội ngũ cán bộ chuyên gia giỏi nhất thông qua các cuộc hội chẩn từ Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Chợ Rẫy hỗ trợ bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương trong các trường hợp dùng ECMO hay lọc máu.

Bộ Y tế đưa ra 10 biện pháp đơn giản để phòng, chống dịch hiệu quả như sau:

Trước những diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh Covid-19, Bộ Y tế đẫ đưa ra 10 biện pháp đơn giản để phòng, chống dịch hiệu quả như sau:

1. Không đi ra ngoài khi không thật sự cần thiết. Không tập trung quá 2 người tại nơi công cộng.

2. Luôn đeo khẩu trang khi đi ra ngoài kể cả khi làm việc; luôn đứng cách xa người khác 2 mét.

3. Luôn rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy hoặc bằng dung dịch sát khuẩn nhất là sau khi sờ tay vào bất cứ vật dụng nào và sau khi gặp, nói chuyện với người khác và khi về nhà.

4. Không bắt tay khi gặp người khác, không đưa tay lên mắt, mũi miệng.

5. Thường xuyên súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng; giữ ấm vùng ngực cổ, uống nước ấm. Thay quần áo khi về nhà và quần áo thay ra cần được ngâm với xà phòng.

6. Ăn uống đủ chất, ăn chín, uống chín, tập luyện thể thao phù hợp, sinh hoạt lành mạnh. Thường xuyên vệ sinh, giữ thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc.

7. Nếu phải cách ly thì phải ở nhà, hạn chế gặp người trong nhà, thực hiện theo các hướng dẫn cách ly của cơ quan y tế.

8. Không nên đến cơ sở y tế nếu không phải cấp cứu. Hãy hỏi cán bộ y tế bằng điện thoại hoặc qua mạng trước khi muốn đi khám bệnh.

9. Khai báo y tế qua ứng dụng (https://ncovi.vn) cho mình và cho người thân trong nhà; theo dõi sức khỏe hàng ngày và báo ngay cho cơ quan y tế hoặc trên ứng dụng NCOVI.

10. Không mời khách đến nhà và cũng không nên đến nhà người khác. Cuộc sống sẽ còn nhiều dịp để gặp nhau.

 

Theo Tổ Quốc

Xem link gốc Ẩn link gốc http://toquoc.vn/viet-nam-chua-co-ca-nao-tu-vong-vi-covid-19-nhung-da-co-ca-rat-nang-tham-chi-tien-luong-tu-vong-82020134151347409.htm

Covid-19

virus corona

dịch bệnh

virus


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.