- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Việt Nam không nên tiêm đại trà mũi vaccine thứ 4
Theo bác sĩ Phạm Văn Phúc, bên cạnh vaccine, cập nhật trong việc sử dụng thuốc cũng như biện pháp phòng hộ là những thay đổi ngành y tế Việt Nam nên nghĩ tới trong tương lai.
Việt Nam đã trải qua 4 làn sóng dịch Covid-19 sau tròn 2 năm kể từ khi SARS-CoV-2 xâm nhập. Sau những bỡ ngỡ ban đầu, Việt Nam cũng như các quốc gia trên thế giới đang dần hiểu rõ hơn về virus cùng những kinh nghiệm được đúc rút từ các ca mắc.
Là một trong những “chiến sĩ tuyến đầu” ở mặt trận điều trị cho các bệnh nhân Covid-19, thạc sĩ, bác sĩ Phạm Văn Phúc, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, gợi ý 6 sự thay đổi đối với công tác phòng, chống dịch cũng như khám, chữa bệnh thời gian tới.
Bổ sung thuốc điều trị cho bệnh nhân diễn biến nặng, nguy kịch
Trong hướng dẫn được đăng trên tạp chí y khoa BMJ (Anh), các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết việc sử dụng thuốc viêm khớp Baricitinib kết hợp Corticosteroid để điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng và nguy kịch đã mang lại hy vọng lớn khi giảm tỷ lệ tử vong cũng như nhu cầu dùng máy thở do Covid-19.
Thuốc Baricitinib được WHO phê duyệt sử dụng trong điều trị Covid-19. Ảnh: Pixabay.
Baricitinib vốn là loại thuốc trị viêm khớp. Trong một cuộc thử nghiệm lâm sàng được thực hiện ngẫu nhiên trên quy mô lớn, các nhà nghiên cứu đã so sánh độ hiệu quả của việc sử dụng kết hợp Baricitinib và Remdesivir với riêng Remdesivir.
Kết quả cho thấy việc thêm Baricitinib có thể giúp bệnh nhân xuất viện sớm hơn một ngày. Nhưng sự kết hợp này không giảm xác suất tử vong của những người mắc Covid-19.
Bác sĩ Phúc cũng cho biết thuốc Baricitinib đã được cấp phép ở hầu hết quốc gia thuộc châu Âu cùng khuyến cáo của Mỹ.
Mới đây, trong bối cảnh biến chủng Omicron gia tăng số ca mắc, ngày 14/1, WHO đã phê duyệt việc sử dụng loại thuốc này vào phác đồ điều trị để ngăn ngừa diễn biến nặng và tử vong do Covid-19.
“Thuốc Baricitinib khá phổ biến. Ngoài ra, đây cũng là loại thuốc dạng uống nên có giá thành phải chăng, rẻ hơn Tocilizumad, kháng thể kép hay lọc hấp phụ. Do đó, thuốc sẽ rất dễ áp dụng tại các đơn vị điều trị bệnh nhân Covid-19 ở Việt Nam”, bác sĩ Phúc nhận định.
Sử dụng sớm thuốc chống đông
Mới đây, Viện Y tế Quốc gia hỗ trợ (NIH) đã đưa ra những nghiên cứu và khuyến cáo về việc sử dụng sớm thuốc chống đông liều điều trị từ khi bắt đầu có dấu hiệu suy hô hấp đến thời điểm phải nhập ICU (hồi sức cấp cứu) ở các bệnh nhân Covid-19 không có yếu tố nguy cơ chảy máu. Khi bệnh nhân phải nhập ICU, các bác sĩ có thể chuyển sang liều dự phòng.
Bác sĩ Phúc nêu ý kiến: “Bộ Y tế có thể cân nhắc bỏ dần việc sử dụng thuốc kháng đông dạng uống trong phác đồ điều trị do hiện chưa có bằng chứng về tác dụng của chúng”.
Dùng sớm thuốc kháng virus
Bác sĩ Phạm Văn Phúc khẳng định: “Như đa số bệnh học về virus từ trước tới nay, việc sử dụng thuốc kháng virus càng sớm, hiệu quả sẽ càng cao. Do đó, việc sử dụng sớm thuốc kháng virus, bất kể dạng uống hay tiêm truyền, cho bệnh nhân có yếu tố nguy cơ diễn biến nặng là điều nên thực hiện”.
Molnupiravir đang trong chương trình thử nghiệm của Bộ Y tế. Ảnh: India Times.
Hiện nay, vấn đề sử dụng thuốc kháng virus tại Việt Nam vẫn tồn tại nhiều khúc mắc. Cụ thể, Bộ Y tế đã có hướng dẫn sử dụng đối với 2 loại thuốc kháng virus là Molnupiravir và Favipiravir.
Đối với Molnupiravir, loại thuốc này đang trong chương trình thử nghiệm của Bộ Y tế. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay lại bày bán rất nhiều. Việc người dân tìm cách mua và tự ý sử dụng Molnupiravir thời điểm này vì thế không thực sự đảm bảo.
Không nên cố tiêm quá nhiều liều vaccine
Theo bác sĩ Phúc, với hàng loạt biến chủng mới của SARS-CoV-2 đang xuất hiện, đặc biệt là Omicron với khả năng lây lan nhanh, ai cũng có khả năng nhiễm virus dù đã tiêm vaccine.
“Điều quan trọng là bạn bị lây khi nào và diễn biến bệnh nặng hay nhẹ. Do đó, chúng ta không nên tiêm đại trà mũi vaccine thứ 4, 5 hay 6 để tránh mắc bệnh”, vị chuyên gia nói.
Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực khẳng định tác dụng hạn chế nguy cơ diễn biến nặng khi nhiễm SARS-CoV-2 của vaccine là không cần bàn cãi.
Tuy nhiên, trong tương lai, ông cho rằng chúng ta chỉ nên tiêm đủ 3 mũi (2 mũi cơ bản cùng một liều nhắc lại) và cân nhắc tiêm thêm ở những đối tượng có yếu tố nguy cơ diễn biến nặng cao.
Mạnh dạn bỏ đồ bảo hộ
Bác sĩ Phúc giải thích: “Sau 2 năm chống chọi với đại dịch cùng nhiều lần virus đột biến, chúng ta đã biết SARS-CoV-2 chỉ lây lan qua đường hô hấp. Loại virus này không lây nhiễm qua đường tiếp xúc da niêm mạc”.
Bác sĩ Phạm Văn Phúc cùng ê-kíp điều trị cho các bệnh nhân Covid-19. Ảnh: Việt Linh.
Do đó, vị chuyên gia này gợi ý trong tương lai, ngành y tế nên mạnh dạn giảm dần trang phục bảo hộ cấp 4 ra khỏi danh sách các trang thiết bị cần thiết với y bác sĩ khi điều trị cho bệnh nhân Covid-19.
“Việc thực hiện đúng, chuẩn các quy tắc khi đeo khẩu trang N95 cũng như đảm bảo những biện pháp khử khuẩn là đủ để hạn chế nguy cơ lây nhiễm virus. Nếu có thể thay đổi, công việc của các nhân viên y tế cũng sẽ được giảm bớt gánh nặng khá nhiều”, bác sĩ Phúc nói.
Theo Zing
-
Sức khỏe2 giờ trướcĐi bộ là thói quen giúp bạn trẻ trung, khoẻ mạnh, còn khi đi bộ nhanh sẽ nhân đôi lợi ích này, dưới đây là hướng dẫn cách đi bộ nhanh giúp bạn sống lâu hơn.
-
Sức khỏe2 giờ trướcSốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, trung gian truyền bệnh là muỗi vằn, dưới đây là một vài cách phòng bệnh sốt xuất huyết đơn giản, hiệu quả.
-
Sức khỏe6 giờ trướcVận động có thể giúp người già linh hoạt tay chân và rèn luyện sức khỏe, nhưng có một số kiểu vận động không phù hợp với người sau 60 tuổi.
-
Sức khỏe9 giờ trướcNhiều thực phẩm có tác dụng cải thiện chức năng sinh lý của nam giới nếu biết cách chế biến, ăn đủ trong thời gian nhất định.
-
Sức khỏe11 giờ trướcKhác với vẻ bề ngoài đáng sợ, thực phẩm này với hàm lượng dinh dưỡng phong phú và đa dạng, sẽ mang đến những công dụng bất ngờ trong việc tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật và làm đẹp mà không phải ai cũng biết.
-
Sức khỏe11 giờ trướcTrứng là thực phẩm tốt được các chuyên gia khuyên nên ăn vào bữa sáng, vậy mỗi sáng nên ăn mấy quả trứng?
-
Sức khỏe14 giờ trướcGừng là loại gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt và việc ăn gừng cả vỏ có nhiều tác dụng cho sức khoẻ.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt, vậy mỗi ngày ăn vài lát nghệ, cơ thể bạn sẽ thay đổi tích cực.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNgười phụ nữ 30 tuổi hút mỡ ở cơ sở tư nhân gặp biến chứng nặng nề, đau đớn suốt 3 tháng do người thực hiện không đúng kỹ thuật gây phá hủy hệ bạch huyết, tụ dịch, nhiễm khuẩn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNếu không cẩn thận, việc cạo gió có thể gây tổn thương cho da, làm bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí dẫn đến các biến chứng
-
Sức khỏe1 ngày trướcProtein cần thiết cho sức khỏe con người, góp phần kéo dài tuổi thọ, người già thường nằm trong nhóm thiếu protein.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMẫu bệnh phẩm của bé gái 11 tuổi ở Cao Bằng vừa được Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương khẳng định dương tính với bệnh bạch hầu
-
Sức khỏe2 ngày trướcTrung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Mỹ đánh giá cải xoong đứng đầu trong danh sách rau quả bổ dưỡng nhờ nhiều tác dụng với tim mạch, gan.