- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
WHO: Biểu hiện lâm sàng của bệnh đậu mùa khỉ đã thay đổi
Dựa trên những ca bệnh đã được báo cáo từ tháng 5 năm nay, WHO nhận thấy triệu chứng của người mắc đã có nhiều thay đổi so với kiến thức mà giới chuyên gia đã biết về căn bệnh này.
Ngày 5/6, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đăng tải báo cáo thứ 3 về dịch đậu mùa khỉ đang lây lan trên toàn cầu. Trong bản báo cáo này, WHO đưa ra nhận định về những thay đổi của bệnh đậu mùa khỉ, hướng dẫn đối phó và khuyến nghị tiêm chủng.
Dịch bùng phát trong nháy mắt
Từ ngày 13/5 đến 2/6, WHO nhận được báo cáo của 780 ca mắc đậu mùa khỉ từ 27 quốc gia thành viên thuộc 4 khu vực. Hầu hết ca mắc được báo cáo đến nay đều thông qua các dịch vụ y tế về sức khỏe tình dục, chủ yếu liên quan nam giới quan hệ tình dục đồng tính.
Đến nay, không có ca tử vong nào liên quan đợt bùng phát này được ghi nhận. Tuy nhiên, số ca mắc và tử vong vẫn tiếp xúc xuất hiện ở những nước đậu mùa khỉ là bệnh đặc hữu. Phần lớn ca mắc nằm ở châu Âu với hơn 20 quốc gia phát hiện ca bệnh. Châu Mỹ cũng có 80 ca, chiếm 10%, tiếp đó là Đông Địa Trung Hải (1%) và khu vực Tây Thái Bình Dương (<>
Chủng virus được phát hiện trong các mẫu bệnh phẩm là từ Tây Phi. Tuy nhiên, đa số ca mắc có tiền sử du lịch đến các nước châu Âu và Bắc Phi, không phải Tây, Trung Phi – nơi bệnh đậu mùa khỉ trở thành đặc hữu.
WHO nhận định việc phát hiện ca mắc bệnh chưa từng đến vùng virus trở thành bệnh lưu hành là không điển hình. Thậm chí, một ca mắc ở một quốc gia ngoài khu vực này cũng được xem là ổ dịch. Sự xuất hiện đột ngột và bất ngờ của căn bệnh này ở nhiều quốc gia cùng lúc cho thấy virus đã lây truyền trong thời gian dài mà không được phát hiện. Sau đó, các sự kiện đông đúc đã khuếch tán virus lan xa ra nhiều nơi.
WHO đánh giá nguy cơ ở cấp độ toàn cầu là vừa phải vì đây là lần đầu tiên nhiều trường hợp và cụm dịch được báo cáo rộng rãi như vậy.
Người mắc bệnh đậu mùa khỉ trong đợt bùng phát này có nhiều vết phát ban, chủ yếu ở bộ phận sinh dục. Ảnh: Freepik.
Biểu hiện lâm sàng của bệnh đã thay đổi
Đến nay, WHO nhận thấy biểu hiện lâm sàng của các ca mắc trong làn sóng đậu mùa khỉ hiện tại đã thay đổi. Nhiều trường hợp không có bệnh cảnh lâm sàng cổ điển của người mắc đậu mùa khỉ.
Trong các trường hợp được mô tả cho đến nay của đợt bùng phát, các triệu chứng phổ biến gồm tổn thương bộ phận sinh dục và quanh hậu môn, sốt, sưng hạch bạch huyết và đau khi nuốt.
Ngoài ra, các vết loét ở miệng vẫn là đặc điểm chung, kết hợp với sốt và sưng hạch bạch huyết. Phát ban phân bố cục bộ ở bộ phận sinh dục (với các tổn thương mụn nước, mụn mủ hoặc loét) đôi khi xuất hiện trước tiên và ít khi lây lan sang các bộ phận khác.
Trong nhiều trường hợp, triệu chứng ban đầu là phát ban ở bộ phận sinh dục hoặc quanh hậu môn. Điều này cho thấy việc tiếp xúc thân thể có thể là con đường lây truyền của bệnh.
Một số trường hợp cũng được mô tả là có mụn mủ xuất hiện trước khi có các triệu chứng điển hình (như sốt) và có tổn thương ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Cả hai triệu chứng này đều không điển hình như bệnh đậu mùa khỉ từng biểu hiện trong lịch sử.
Ngoài các bệnh nhân nhập viện vì cách ly, một số trường hợp diễn biến nặng hơn với biến chứng như không thể kiểm soát cơn đau, nhiễm trùng thứ cấp.
Tại các nước châu Phi, 66 ca tử vong vì đậu mùa khỉ đã được ghi nhận trong 6 tháng đầu năm. Ảnh: Reuters.
WHO cũng cập nhật báo cáo về dịch đậu mùa khỉ ở các quốc gia châu Phi. Từ tháng 1 đến tháng 6/2022, 1.408 trường hợp nghi ngờ và 44 ca bệnh xác định đã được phát hiện. Trong đó, 66 ca tử vong ghi nhận ở 7 quốc gia.
Hiện nay, các nước có bệnh đậu mùa khỉ trở thành đặc hữu là Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa Dân chủ Congo, Gabon, Ghana (chỉ xác định ở động vật), Cote d'Ivoire, Liberia, Nigeria, Cộng hòa Congo và Sierra Leone . Benin và Nam Sudan. Các quốc gia đang báo cáo ca mắc thuộc chủng Tây Phi là Cameroon và Nigeria.
WHO nhấn mạnh sẽ tiếp túc hỗ trợ chia sẻ thông tin về đợt bùng phát này. Chương trình ứng phó sự cố lâm sàng và sức khỏe cộng đồng đã được kích hoạt tại WHO và ở nhiều quốc gia thành viên nhằm phát hiện ca bệnh, truy vết tiếp xúc, sàng lọc trong phòng thí nghiệm, cách ly và phòng ngừa, kiểm soát nhiễm trùng.
Việc xác định trình tự gene axit deoxyribonucleic (DNA) của virus đậu mùa khỉ cũng đang được tiến hành ở một số nước. Nhiều quốc gia châu Âu (Bỉ, Pháp, Đức, Israel, Italy, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Sỹ) và Mỹ đã công bố trình tự gene toàn bộ hoặc một phần của virus đậu mùa khỉ trong đợt bùng phát này. Kết quả cho thấy chủng virus được tìm thấy là Tây Phi. Riêng Mỹ có hai chủng lây lan cùng lúc. Trong đó, một chủng đã được phát hiện trong đợt bùng phát năm 2003.
Hai loại vaccine ACAM-2000 và MVA-BN đang được một số quốc gia thành viên triển khai. Một số nước khác tích trữ và tìm kiếm vaccine LC16.
Theo Zing
-
Sức khỏe5 giờ trướcTheo y học cổ truyền, lá lốt có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe, là bài thuốc chữa bệnh rất hiệu nghiệm, đặc biệt các bệnh về đau nhức xương khớp.
-
Sức khỏe9 giờ trướcBị chướng bụng, đau hố chậu trái một tuần không đỡ, người phụ nữ trẻ đến bệnh viện kiểm tra, phát hiện mắc ung thư hiếm gặp, đã di căn.
-
Sức khỏe10 giờ trướcĂn hàng ngày để duy trì sự sống là vô cùng quan trọng, nhưng thói quen ăn uống sai lầm lại khiến tuổi thọ của bạn bị bòn rút.
-
Sức khỏe14 giờ trướcDù hơn 100 tuổi, nhưng cụ bà người Mỹ vẫn làm việc và sống vui khỏe, nhiều người trẻ còn khó theo kịp bà.
-
Sức khỏe14 giờ trướcTổ yến, một loại thực phẩm quý giá được mệnh danh là "vàng trắng", từ lâu đã được biết đến với những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng tổ yến sai cách còn có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, "tiền mất tật mang.
-
Sức khỏe17 giờ trướcMột chuyên gia người Anh mới đây đã chỉ ra loại gia vị cực phổ biến mà ông cho là có lợi cho "hầu hết mọi thứ", ăn vài lát mỗi ngày cũng có thể ngừa hầu hết các bệnh.
-
Sức khỏe17 giờ trướcGiảm ăn tinh bột có giảm cân không là thắc mắc được nhiều người quan tâm, nhất là nhóm thừa cân, béo phì.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCác bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp. Điều đáng nói, nam thanh niên này chỉ mới 32 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, thường xuyên luyện tập thể hình nhưng vẫn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể để lại những di chứng nặng nề.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNấm là loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNhiều người cho rằng tuổi thọ hoàn toàn được quyết định bởi di truyền, nhưng những thói quen sống cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tuổi thọ của bạn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcKhoai tây thường nằm trong danh sách hạn chế của những người thực hiện chế độ ăn kiêng. Tuy nhiên, nếu ăn đúng cách thì khoai tây lại là một thực phẩm thân thiện trong quá trình giảm cân.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNên bỏ đi cục mỡ vàng ươm trong bụng con gà hay giữ lại để sử dụng là băn khoăn của nhiều người, khi nỗi lo ngại về chất béo ngày càng lớn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcRau thơm không chỉ là gia vị làm tăng hương vị món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, dưới đây là 7 loại rau thơm tốt cho sức khoẻ nên ăn thường xuyên.