- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
WHO cảnh báo không uống giảm đau, chống dị ứng trước tiêm vắc xin Covid-19
WHO cảnh báo mọi người dân không nên uống thuốc giảm đau hay các thuốc kháng histamine trước khi tiêm vắc xin ngừa Covid-19.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tiếp tục đưa ra lời khuyên sau khi có thêm nhiều thông tin lan truyền khuyến khích mọi người sử dụng paracetamol và các thuốc kháng histamine (chống dị ứng) trước khi tiêm vắc xin nhằm giảm tác dụng phụ tiềm ẩn sau tiêm.
"Sẽ rất hữu ích nếu uống thuốc kháng histamine trước khi tiêm vắc xin Covid-19", một người dân tại Italy đăng tải trên Twitter.
Tuy nhiên WHO khẳng định, việc tự ý uống các loại thuốc giảm đau không được khuyến khích và có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc xin Covid-19.
WHO cho biết, các tác dụng phụ của vắc xin Covid-19 hầu hết là nhẹ và khuyến cáo không tự ý uống thuốc giảm đau trước tiêm
Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa rõ thuốc giảm đau có thể ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của vắc xin.
Tuy nhiên, bạn có thể dùng paracetamol hoặc các loại thuốc giảm đau khác sau tiêm nếu có biểu hiện đau, sốt, nhức đầu hoặc đau cơ.
WHO cho biết thêm, các tác dụng phụ phổ biến sau tiêm vắc xin như đau nhức cánh tay, nhức đầu hoặc mệt mỏi đều là các phản ứng thông thường và hầu hết là nhẹ, sẽ tự hết sau một hoặc vài ngày.
Với các thuốc kháng histamine, dù có tác dụng giảm một số phản ứng dị ứng nhất định nhưng không có nghĩa ngăn ngừa hoàn toàn.
“Không có lý do gì để dùng thử các thuốc kháng histamine để hạn chế các triệu chứng có thể mắc phải sau tiêm. Bạn chỉ nên dùng khi xuất hiện các triệu chứng”, GS Luke O'Neill, Chủ nhiệm khoa Hóa sinh tại ĐH Trinity, Ireland cho biết.
GS O'Neill khuyene cáo, nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cần thông báo với bác sĩ để được tư vấn, hướng dẫn. Với một số trường hợp, bác sĩ có thể tiếp tục chỉ định dùng thuốc kháng histamine để điều trị phát ban và các phản ứng dị ứng khác.
Theo VietNamNet
-
Sức khỏe7 giờ trướcTheo các chuyên gia y tế, việc biến chủng phụ BA.5 của Omicron xuất hiện ở Việt Nam không thay đổi các phương pháp phòng bệnh Covid-19 từ trước đến nay.
-
Sức khỏe7 giờ trướcKhông chỉ là ăn đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ, vô số những thói quen ăn uống chị em tưởng lành mạnh hóa ra lại khiến cholesterol tăng cao.
-
Sức khỏe9 giờ trướcThận là một trong những cơ quan trọng yếu trong cơ thể con người nhưng lại dễ bị tổn thương bởi lối sống kém lành mạnh và chế độ ăn uống bất hợp lý.
-
Sức khỏe9 giờ trướcKhông đơn giản là món ăn giải nhiệt, loại củ này còn được sử dụng làm thuốc chữa bệnh, trong đó có nhiều bệnh thường gặp vào mùa hè.
-
Sức khỏe22 giờ trướcTheo Bản tin Bộ Y tế về tình hình chống dịch COVID-19, ngày 29/6, có 9.505 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh; 49 bệnh nhân nặng đang điều trị.
-
Sức khỏe1 ngày trướcĐiều hòa rất cần thiết trong những ngày nắng nóng, nhưng việc lạm dụng chúng sẽ khiến làn da và sức khỏe chịu không ít tổn thương.
-
Sức khỏe1 ngày trướcSau bữa rượu liên hoan, nam thanh niên 26 tuổi nôn, đau ngực trái, khó thở phải đi cấp cứu gấp.
-
Sức khỏe1 ngày trước36 tuổi, công việc ổn định thu nhập cao, body chuẩn người mẫu, nhiều bạn gái theo nhưng nhận lại là sự hững hờ của T., chàng trai con nhà có điều kiện.
-
Sức khỏe1 ngày trướcÔng Seddon được chẩn đoán mắc ung thư tuyến tiền liệt vào năm 2018 và ung thư vòm họng vào năm ngoái.