- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
WHO công bố 21 thông tin quan trọng nhất về virus corona: Bất cứ ai cũng cần nắm rõ
Mới đây, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố một bộ câu hỏi - đáp, bao gồm. 21 thông tin quan trọng nhất về dịch virus corona
Mới đây, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố một bộ câu hỏi - đáp, bao gồm 21 thông tin quan trọng nhất về dịch virus corona để người dân có cái nhìn đúng đắn cũng như có kiến thức bảo vệ bản thân khỏi dịch bệnh.
1. Virus corona là gì?
Virus corona là một họ vi rút lớn được tìm thấy ở cả động vật và người. Một số virus có thể gây bệnh cho người từ cảm lạnh thông thường đến các bệnh nghiêm trọng hơn như Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) và Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS).
Virus Corona là một họ vi rút lớn được tìm thấy ở cả động vật và người.
2. Virus corona “mới” là gì?
Virus corona mới là một chủng mới của virus corona chưa từng xác định được ở người trước đây. Vi rút mới này hiện gọi là 2019-nCoV, chưa từng được phát hiện trước khi dịch bệnh được báo cáo tại Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 12 năm 2019.
3. Virus mới này có giống như vi-rút gây ra SARS không?
Không, virus nCoV cùng họ với virus gây Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS-CoV) nhưng không phải là cùng một virus.
4. Nguy hiểm như thế nào?
Giống như các bệnh về đường hô hấp khác, nhiễm 2019-nCoV có thể gây ra các triệu chứng nhẹ bao gồm sổ mũi, đau họng, ho và sốt. Bệnh có thể nặng ở một số người và có thể dẫn đến viêm phổi hoặc khó thở. Hiếm gặp hơn, bệnh có thể gây tử vong. Người già và những người mắc bệnh mãn tính (như bệnh đái tháo đường và bệnh tim) dễ bị bệnh nặng hơn.
Một người dân dùng điện thoại di động ở Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 29/1. Ảnh: Reuters.
5. Người có thể bị lây nhiễm 2019-nCoV từ động vật không?
Các điều tra cho thấy SARS-CoV lây truyền từ cầy hương sang người tại Trung Quốc năm 2002 và MERS-CoV từ lạc đà sang người tại Ả Rập Xê Út năm 2012. Một số virus corona đang lưu hành ở động vật nhưng chưa lây truyền sang người. Khi hoạt động giám sát trên toàn thế giới được cải thiện, có khả năng nhiều loại virus corona được phát hiện.
Chưa xác định được nguồn lây nhiễm virus 2019-nCoV từ động vật. Điều này không có nghĩa là bạn có thể nhiễm 2019-nCoV từ bất kỳ động vật nào hoặc thú cưng của bạn. Có khả năng một nguồn động vật tại một chợ tươi sống ở Trung Quốc là nguồn truyền bệnh cho một số trường hợp nhiễm ở người đầu tiên được báo cáo. Để bảo vệ bản thân, khi đi chợ buôn bán động vật tươi sống cần tránh tiếp xúc trực tiếp với động vật sống và bề mặt tiếp xúc của động vật.
Nên tránh tiêu thụ các sản phẩm động vật sống hoặc chưa nấu chín. Thịt, sữa hoặc nội tạng động vật nên xử lý cẩn thận, tránh lây nhiễm chéo với thực phẩm chưa nấu chín khác. Cần tuân thủ các thực hành an toàn thực phẩm tốt.
6. Có thể nhiễm virus nCoV từ thú cưng của mình không?
Không, hiện tại không có bằng chứng cho thấy động vật nuôi như mèo và chó đã bị nhiễm hoặc gây lây lan virus 2019-nCoV.
7. Virus nCoV có thể lây truyền từ người sang người không?
Có, virus 2019-nCoV gây ra bệnh đường hô hấp và có thể lây truyền từ người sang người, thường là sau khi tiếp xúc gần với người bị nhiễm bệnh, ví dụ: tại nơi làm việc, trong gia đình hoặc cơ sở y tế.
8. Làm gì để bảo vệ bản thân?
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước hoặc bằng dung dịch rửa tay có cồn: Vì rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước hoặc dung dịch rửa tay có cồn sẽ diệt vi rút nếu tay bạn có vi rút.
- Duy trì khoảng cách: Duy trì khoảng cách ít nhất 1 mét giữa bạn và người khác, đặc biệt là những người có triệu chứng ho, hắt hơi và sốt.
Người nhiễm bệnh hô hấp như 2019-nCoV, khi ho hoặc hắt hơi sẽ bắn ra những giọt nhỏ chứa vi rút. Nếu ở quá gần, bạn có thể hít phải các giọt này và lây nhiễm virus.
- Tránh chạm tay vào mắt, mũi và miệng: Tay chạm vào nhiều bề mặt có thể bị nhiễm virus. Nếu chạm vào mắt, mũi hoặc miệng bằng bàn tay bị nhiễm bẩn, bạn có thể truyền virus từ các bề mặt bị nhiễm sang chính mình.
- Nếu bạn bị sốt, ho và khó thở hãy đến cơ sở y tế sớm. Thông báo với cán bộ y tế nếu bạn đã đi đến một khu vực tại Trung Quốc - nơi đã báo cáo có các trường hợp bệnh nhiễm virus 2019- nCoV hoặc nếu bạn đã tiếp xúc gần với người đã đi du lịch từ Trung Quốc và có các triệu chứng về hô hấp.
Tại sao? Bất cứ khi nào bạn bị sốt, ho và khó thở, điều quan trọng là phải đi khám ngay vì điều này có thể là do nhiễm trùng đường hô hấp hoặc tình trạng nghiêm trọng khác. Các triệu chứng hô hấp khi bị sốt có thể có một loạt các nguyên nhân và tùy thuộc vào lịch sử và hoàn cảnh du lịch cá nhân của bạn, virus 2019-nCoV có thể là một trong số đó.
- Nếu bạn có các triệu chứng hô hấp nhẹ và không có tiền sử du lịch đến hoặc ở Trung Quốc cẩn thực hành vệ sinh tay và vệ sinh hô hấp và ở nhà cho đến khi bạn phục hồi, nếu có thể.
9. Có nên đeo khẩu trang để bảo vệ bản thân?
Đeo khẩu trang y tế có thể làm hạn chế sự lây lan của một số bệnh đường hô hấp. Tuy nhiên, chỉ sử dụng khẩu trang không đảm bảo ngăn chặn việc lây nhiễm; và nên kết hợp với các biện pháp phòng ngừa khác bao gồm vệ sinh tay và vệ sinh hô hấp và tránh tiếp xúc gần, giữ khoảng cách ít nhất 1 mét giữa bạn và người khác.
WHO khuyên về việc sử dụng khẩu trang y tế hợp lý, để tránh lãng phí không cần thiết, tạo cảm giác an toàn giả tạo và sử dụng sai khẩu trang. Điều này có nghĩa là chỉ sử dụng khẩu trang nếu bạn có các triệu chứng về hô hấp (ho hoặc hắt hơi), nghi ngờ nhiễm 2019-nCoV với các triệu chứng nhẹ hoặc đang chăm sóc cho người nghi ngờ nhiễm 2019-nCoV hoặc người nghi ngờ nhiễm virus 2019-nCoV liên quan đến du lịch ở một khu vực tại Trung Quốc - nơi 2019-nCoV đã được báo cáo hoặc tiếp xúc gần với một người đi du lịch từ Trung Quốc và có các triệu chứng về hô hấp.
10. Đeo, sử dụng, tháo và bỏ khẩu trang như thế nào?
- Trước khi đeo khẩu trang cần rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc bằng dung dịch rửa tay có cồn.
- Che miệng và mũi bằng khẩu trang, đảm bảo không có khoảng trống giữa mặt và khẩu trang.
- Tránh chạm vào khẩu trang trong khi sử dụng; nếu đã chạm vào khẩu trang, cần rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc dung dịch rửa tay có cồn.
- Thay khẩu trang mới ngay khi khẩu trang bị ẩm. Không sử dụng lại khẩu trang sử dụng một lần.
- Để tháo khẩu trang: gỡ từ phía sau (không chạm vào mặt trước của khẩu trang); vứt ngay vào thùng kín; rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc bằng dung dịch rửa tay có cồn sau khi tháo khẩu trang.
11. Ai có thể nhiễm virus nCoV?
Những người sinh sống hoặc đi đến khu vực có virus 2019-nCoV đang lưu hành là có nguy cơ nhiễm bệnh. Hiện tại, virus 2019-nCoV đang lưu hành tại Trung Quốc - nơi đại đa số người nhiễm bệnh đã được báo cáo. Những người nhiễm bệnh tại các quốc gia khác là những người gần đây đã đi đến Trung Quốc hoặc đang sinh sống/ tiếp xúc gần với những người đó như người nhà, đồng nghiệp hoặc nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân trước khi họ biết bệnh nhân bị nhiễm 2019-nCoV.
Nhân viên y tế chăm sóc cho người nhiễm 2019-nCoV có nguy cơ cao hơn và phải tự bảo vệ mình bằng các biện pháp dự phòng và kiểm soát lây nhiễm. Những người sống bên ngoài Trung Quốc không có nguy cơ nhiễm2019-nCoV.
WHO tiếp tục theo dõi dịch tễ học của dịch để hiểu rõ hơn về vi rút đang lưu hành ở đâu và làm thế nào mọi người có thể tự bảo vệ mình khỏi bị nhiễm bệnh.
12. Ai có nguy cơ bị bệnh nặng?
Vẫn cần tìm hiểu thêm về virus 2019-nCoV ảnh hưởng đến con người như thế nào. Tuy nhiên, cho đến nay, người già và những người mắc bệnh mãn tính (như bệnh đái tháo đường và bệnh tim) dường như có nguy cơ mắc bệnh nặng hơn.
13. Virus corona mới lây lan như thế nào?
Chủng mới của virus corona là một loại vi rút đường hô hấp lây lan chủ yếu là tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh thông qua các giọt bắn tạo ra khi ho hoặc hắt hơi. Điều quan trọng là tất cả mọi người thực hành vệ sinh hô hấp tốt. Ví dụ, hắt hơi hoặc ho vào khuỷu tay áo, hoặc sử dụng khăn giấy che miệng và bỏ khăn giấy vào thùng kín ngay lập tức. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước hoặc dung dịch rửa tay có cồn cũng rất quan trọng.
14. Virus có thể tồn tại trên các bề mặt trong thời gian bao lâu?
Hiện vẫn chưa biết virus 2019-nCoV tồn tại được bao lâu trên các bề mặt, mặc dù thông tin sơ bộ cho thấy virus có thể tồn tại trong vài giờ. Các chất khử trùng đơn giản có thể tiêu diệt vi rút khiến nó không còn khả năng lây nhiễm cho người.
15. Sự khác biệt giữa nhiễm nCoV, cúm hoặc cảm lạnh là gì?
Người nhiễm 2019-nCoV, cúm hoặc cảm lạnh thường có các triệu chứng hô hấp như sốt, ho và sổ mũi. Mặc dù nhiều triệu chứng là giống nhau nhưng nguyên nhân gây bệnh lại là các vi rút khác nhau. Do vậy, rất khó xác định bệnh nếu chỉ dựa vào triệu chứng. Đó là lý do tại sao cần xét nghiệm để xác định người nhiễm 2019-nCoV.
WHO khuyến cáo những người bị ho, sốt và khó thở nên đi khám sớm. Bệnh nhân nên thông báo cho nhân viên y tế nếu họ đã đi du lịch trong 14 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng hoặc nếu họ đã tiếp xúc gần với người bệnh có các triệu chứng đường hô hấp.
16. Thời gian ủ bệnh là bao lâu?
Thời gian ủ bệnh là thời gian từ khi bị nhiễm virus đến khi khởi phát các triệu chứng lâm sàng. Hiện tại ước tính thời gian ủ bệnh là từ 2-11 ngày và các ước tính này sẽ được điều chỉnh khi có thêm dữ liệu. Dựa trên thông tin của các virus corona như MERS và SARS, thời gian ủ bệnh của 2019-nCoV có thể lên tới 14 ngày.
Hiện tại ước tính thời gian ủ bệnh là từ 2-11 ngày và các ước tính này sẽ được điều chỉnh khi có thêm dữ liệu.
17. Có thể gây lây truyền 2019-nCoV từ người không có triệu chứng không?
Biết được thời gian từ khi bệnh nhân bị nhiễm đến khi có thể lây truyền virus sang người khác là rất quan trọng trong việc kiểm soát dịch bệnh. Thông tin y tế chi tiết từ những người bị nhiễm là cần thiết để xác định thời kỳ lây truyền của 2019-nCoV. Theo các báo cáo gần đây, có thể những người nhiễm 2019-nCoV có thể gây lây nhiễm trước khi xuất hiện các triệu chứng điển hình. Tuy nhiên, dựa trên dữ liệu hiện có, phần lớn vi rút lây lan từ những người đang có triệu chứng.
18. WHO thay đổi khuyến cáo về bảo vệ sức khỏe như thế nào?
Không, lời khuyên của chúng tôi là thống nhất. WHO đã đưa ra khuyến cáo cho mọi người về cách bảo vệ bản thân khỏi nhiễm nCoVnhư đối với bất kỳ virus nào lây lan qua đường hô hấp. Ngoài ra, điều vô cùng quan trọng tại các cơ sở y tế là nhân viên y tế có thể tự bảo vệ mình khỏi bị lây nhiễm.
19. Có an toàn khi nhận bưu phẩm từ Trung Quốc hoặc bất kỳ nơi nào khác đã xác định được virus không?
Có an toàn. Những người nhận được bưu phẩm không có nguy cơ bị nhiễm 2019-nCoV. Từ kinh nghiệm của các virus corona khác, các loại virus này không tồn tại lâu trên các vật thể như thư hoặc bưu phẩm.
20. Kháng sinh có hiệu quả trong việc dự phòng và điều trị nCoV không?
Không, kháng sinh không có tác dụng diệt vi rút và chỉ có tác dụng đối với các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Chủng mới của virus corona là virus, do đó không sử dụng kháng sinh như một biện pháp dự phòng hoặc điều trị.
21. Có thuốc cụ thể nào để dự phòng hoặc điều trị nCoV không?
Cho đến nay, không có thuốc cụ thể được khuyến cáo để dự phòng hoặc điều trị chủng mới của virus corona. Tuy nhiên, những người bị nhiễm 2019-nCoV nên được chăm sóc thích hợp để làm giảm và điều trị triệu chứng. Người bị bệnh nặng nên được chăm sóc hỗ trợ tích cực. Một số phương pháp điều trị cụ thể đang được điều tra, thử nghiệm thông qua các thử nghiệm lâm sàng. WHO đang phối hợp các đối tác để phát triển thuốc điều trị nCoV.
Để bảo vệ bản thân khỏi nhiễm chủng mới của virus corona nên duy trì vệ sinh tay và vệ sinh hô hấp, thực hành an toàn thực phẩm và tránh tiếp xúc gần với bất kỳ ai có triệu chứng bệnh hô hấp như ho và hắt hơi.
Đối với nhiễm 2019-nCoV, các biện pháp sau đây không được khuyến nghị vì không hiệu quả để bảo vệ bạn và thậm chí có thể gây hại:
- Sử dụng vitamin C
- Hút thuốc
- Sử dụng trà thảo dược truyền thống
- Đeo nhiều khẩu trang để bảo vệ tối đa
- Tự dùng thuốc như kháng sinh
Trong mọi trường hợp, nếu bạn bị sốt, ho và khó thở hãy đến các cơ sở y tế sớm để giảm nguy cơ bị bệnh nặng hơn, đồng thời chia sẻ tiền sử đi lại gần đây của bạn với nhân viên y tế.
Theo Trí Thức Trẻ
-
Sức khỏe20 phút trướcDù hơn 100 tuổi, nhưng cụ bà người Mỹ vẫn làm việc và sống vui khỏe, nhiều người trẻ còn khó theo kịp bà.
-
Sức khỏe33 phút trướcTổ yến, một loại thực phẩm quý giá được mệnh danh là "vàng trắng", từ lâu đã được biết đến với những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng tổ yến sai cách còn có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, "tiền mất tật mang.
-
Sức khỏe2 giờ trướcMột chuyên gia người Anh mới đây đã chỉ ra loại gia vị cực phổ biến mà ông cho là có lợi cho "hầu hết mọi thứ", ăn vài lát mỗi ngày cũng có thể ngừa hầu hết các bệnh.
-
Sức khỏe3 giờ trướcGiảm ăn tinh bột có giảm cân không là thắc mắc được nhiều người quan tâm, nhất là nhóm thừa cân, béo phì.
-
Sức khỏe13 giờ trướcCác bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp. Điều đáng nói, nam thanh niên này chỉ mới 32 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, thường xuyên luyện tập thể hình nhưng vẫn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể để lại những di chứng nặng nề.
-
Sức khỏe13 giờ trướcNấm là loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
-
Sức khỏe14 giờ trướcNhiều người cho rằng tuổi thọ hoàn toàn được quyết định bởi di truyền, nhưng những thói quen sống cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tuổi thọ của bạn.
-
Sức khỏe20 giờ trướcKhoai tây thường nằm trong danh sách hạn chế của những người thực hiện chế độ ăn kiêng. Tuy nhiên, nếu ăn đúng cách thì khoai tây lại là một thực phẩm thân thiện trong quá trình giảm cân.
-
Sức khỏe23 giờ trướcNên bỏ đi cục mỡ vàng ươm trong bụng con gà hay giữ lại để sử dụng là băn khoăn của nhiều người, khi nỗi lo ngại về chất béo ngày càng lớn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcRau thơm không chỉ là gia vị làm tăng hương vị món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, dưới đây là 7 loại rau thơm tốt cho sức khoẻ nên ăn thường xuyên.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCá là nguồn cung cấp protein, vitamin và khoáng chất dồi dào, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, ăn cá cùng một số loại thực phẩm "đại kỵ" có thể gây ra những phản ứng hóa học bất lợi, làm giảm giá trị dinh dưỡng, thậm chí gây ngộ độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcOmega-3 là một trong những chất có lợi cho sức khỏe của bạn, nhưng bổ sung quá liều lượng cho phép sẽ gây ra những tác động tiêu cực tới cơ thể.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNgười đàn ông đi cấp cứu trong tình trạng tê bì chân tay, ngất, mất kiểm soát đại tiểu tiện sau khi dùng củ ấu tàu để tăng cường sức khỏe, chữa bệnh xương khớp.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNghiên cứu từ Úc cho thấy thói quen nhâm nhi một món ăn vặt phổ biến có thể giúp người cao tuổi có thêm 3,9 năm sống khỏe mạnh.