- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
WHO họp khẩn về nguy cơ bùng phát dịch bệnh mới
Sau hàng loạt ca mắc bệnh đậu mùa khỉ ở nhiều quốc gia, WHO họp khẩn, lo ngại virus hiếm gặp này sẽ gây ra làn sóng dịch mới.
Ngày 21/5, Guardian dẫn lời ông Hans Kluge, Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực châu Âu, lo ngại về đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ vào mùa hè, khi các cuộc tụ tập đông đúc, lễ hội diễn ra thường xuyên. Vị chuyên gia dự báo các ca mắc bệnh đậu mùa khỉ có thể tăng nhanh trong những tháng tới. Hiện tại, virus gây bệnh này lan khắp châu Âu với khoảng 100 ca mắc.
Theo Reuters, hôm 20/5, nhóm Cố vấn Chiến lược và Kỹ thuật về các mối đe doạ truyền nhiễm nguy cơ trở thành dịch và đại dịch (STAG-HI), thuộc WHO, tổ chức cuộc họp khẩn bàn về đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ trong thời gian gần đây.
STAG-IH là nhóm chuyên gia gồm các nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới, do Giáo sư David Heymann, Trường Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London (Anh) dẫn đầu.
Loại virus gây bệnh đậu mùa khỉ với triệu chứng đặc trưng là các mụn mủ nhưng hiếm khi tử vong. Trước đó, bệnh được phát hiện ở Trung và Tây Phi. Nhưng những tuần gần đây, hàng loạt quốc gia châu Âu như Anh, Bồ Đào Nha, Thuỵ Điển, Canada, Bỉ, Đức, Australia và Mỹ đã ghi nhận hàng chục ca bệnh. Ông Kluge gọi sự lây lan này là “không điển hình”.
“Trừ một số trường hợp thì hầu hết ca bệnh đều không có lịch sử liên quan những khu vực bệnh đậu mùa khỉ lây lan”, vị chuyên gia nhấn mạnh.
Các quan chức y tế cảnh báo tình trạng lây lan có thể ngày càng nhiều hơn bởi thực tế một số ca bệnh bị lây nhiễm qua quan hệ tình dục đồng giới, nhiều người không nhận ra mình có triệu chứng bệnh. Hầu hết người mắc là nam giới quan hệ tình dục đồng tính và khi có các mụn mủ, họ tới điều trị ở các phòng khám sức khỏe tình dục. Theo ông Kluge, điều này cho thấy sự lây lan có thể đã xuất hiện một thời gian.
Tại Mỹ, một quan chức cấp cao nhận định: "Có vẻ như rủi ro vẫn thấp ở thời điểm này".
Trong khi đó, giới chức y tế Đức gọi đây là đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ lớn nhất, lan rộng nhất ở châu Âu trong lịch sử.
Tại Anh, từ đầu tháng 5 đến nay, quốc gia này đã xác định được tổng cộng 9 ca nhiễm virus đậu mùa khỉ. Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh (UKHSA) đánh giá đây là sự gia tăng virus "hiếm gặp và bất thường".
Bệnh đậu mùa khỉ là họ hàng của bệnh đậu mùa - vốn đã được xóa sổ vào năm 1980. Đậu mùa khỉ ít lây truyền hơn và gây ra các triệu chứng nhẹ hơn, ít nguy cơ tử vong.
Bệnh thường kéo dài từ 2 đến 4 tuần. Các triệu chứng có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể sau 5-21 ngày nhiễm bệnh. Triệu chứng của người mắc đậu mùa khỉ thường là sốt, nhức đầu, đau cơ, đau lưng, ớn lạnh, kiệt sức và sưng hạch bạch huyết.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một số triệu chứng đặc hiệu giúp bác sĩ phân biệt bệnh đậu mùa thông thường và đậu mùa khỉ. Khi người bệnh bị sốt, đặc trưng của virus đậu mùa khỉ là phát ban khó chịu, khởi phát sau 1-3 ngày. Các vết phát ban thường bắt đầu ở mặt, sau đó lan sang những bộ phận khác của cơ thể.
Các tổn thương trên cơ thể người bệnh sẽ trải qua quá trình từ rát (tổn thương phẳng) đến sẩn (tổn thương nổi), mụn nước (tổn thương chứa đầy dịch) sau đó là mụn mủ. Cuối cùng, các vết tổn thương đóng vảy trước khi rụng hết và khỏi bệnh, để lại sẹo.
Bệnh có thể bị nhầm lẫn về mặt lâm sàng với các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục như giang mai, herpes hoặc virus varicella zoster.
Theo Zing
-
Đại dịch COVID-19 tại Việt NamSức khỏe38 phút trướcTại họp báo cung cấp thông tin y tế do Bộ Y tế tổ chức, ông Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết Việt Nam đã ghi nhận sự xâm nhập của biến thể phụ BA.5 của Omicron.
-
Sức khỏe1 giờ trướcDù được đưa tới bệnh viện cấp cứu nhưng cháu bé 17 tháng tuổi đã tử vong.
-
Sức khỏe1 giờ trướcSấu là loại quả đặc trưng của mùa hè dùng để giải nhiệt rất tốt không những thế sấu còn chữa một số bệnh cực kì hiệu quả nhưng những người sau tuyệt đối không nên ăn sấu.
-
Sức khỏe5 giờ trướcSố ca mắc sốt xuất huyết tại nước ta có sự gia tăng nhanh, toàn quốc khoảng 77.000 ca, tăng hơn 10.000 ca mới so với tuần trước đó.
-
Sức khỏe5 giờ trướcUng thư là 1 trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho con người. Đặc biệt là khi tỷ lệ mắc bệnh ngày càng cao do những thay đổi tiêu cực từ môi trường sống cũng như thói quen sinh hoạt.
-
Sức khỏe6 giờ trướcTrung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội (CDC) ghi nhận hơn 700 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Sức khỏe8 giờ trước3 thực phẩm sau đây được coi là đứng đầu bảng trong danh sách thực phẩm làm cho xương "giòn".
-
Sức khỏe19 giờ trướcNam bệnh nhân nhập viện trong tình trạng khối u khổng lồ chiếm trọn vùng hàm dưới đè ngang cổ bị vỡ, máu tuôn ào ạt. Các bác sĩ đã nỗ lực cấp cứu, giữ lại sinh mạng người bệnh khi đã cận kề cửa tử.
-
Sức khỏe21 giờ trướcĐược mệnh danh là 'rau hoàng đế', măng tây là một loại rau đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, vừa giúp ngăn ngừa ung thư vừa tăng cường sinh lý.
-
Sức khỏe1 ngày trướcThông tin lan truyền trên mạng xã hội về biến thể Omicron mới gây dịch Covid-19 độc hơn biến thể Delta gấp 5 lần và có tỉ lệ tử vong cao hơn. Tuy nhiên, Bộ Y tế khẳng định đây là tin giả.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTưởng chừng vô tác dụng, hóa ra loại quả này lại là thuốc quý giúp dưỡng gan, trị gan nhiễm mỡ, mỡ máu cao cực tốt.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMới đây, câu chuyện "trưởng thành sớm" của con gái 7 tuổi được chị Hân Đồng (Trung Quốc) chia sẻ trên các trang thông tin thực sự khiến bất kì ai nghe được cũng phải suy ngẫm.