- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
WHO lên tiếng về các ca nhiễm HMPV tại Trung Quốc
Trả lời độc quyền tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc ngày 8/1, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khẳng định metapneumovirus (HMPV) không phải một loại vi-rút mới, mà là loại vi-rút phổ biến thường gây ra các triệu chứng tương tự cảm lạnh.
(Ảnh: Reuters)
Dựa trên báo cáo của Trung tâm Kiểm soát - Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Trung Quốc và dựa trên các cuộc họp giữa WHO với giới chức Trung Quốc, WHO xác nhận đã có sự gia tăng về số ca mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp thông thường ở nước này. Nhưng con số vẫn nằm trong ngưỡng thông thường của mùa đông. Tỷ lệ nhập viện thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và không có tuyên bố khẩn cấp hoặc biện pháp ứng phó nào được đưa ra.
Theo dữ liệu của CDC Trung Quốc, các tác nhân gây bệnh đều là những vi-rút phổ biến, bao gồm vi-rút cúm mùa, vi-rút hợp bào hô hấp (RSV), HMPV và SARS-CoV-2 (COVID-19).
WHO nhắc lại rằng Trung Quốc có hệ thống giám sát đối với các bệnh giống cúm và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính nghiêm trọng.
Trong số các tác nhân gây bệnh được CDC Trung Quốc báo cáo, cúm mùa là vi-rút phổ biến nhất và tỷ lệ mắc cúm đang gia tăng. Hơn 99% số ca bệnh là cúm A, chủ yếu là H1N1.
Hệ thống Giám sát và Ứng phó cúm toàn cầu (GISRS) của WHO cũng ghi nhận xu hướng gia tăng số ca mắc cúm ở Bắc bán cầu, trên khắp châu Á, châu Âu..., nơi hiện đang là mùa đông.
Liên quan đến HMPV, WHO cho biết loại vi-rút này được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2001. Đây là loại vi-rút phổ biến lưu hành vào mùa đông và mùa xuân, thường gây ra các triệu chứng về đường hô hấp tương tự như cảm lạnh thông thường. Trong một số trường hợp, nó có thể dẫn đến các bệnh nghiêm trọng hơn như viêm phế quản hoặc viêm phổi. Trẻ em, người lớn tuổi và những người bị suy giảm miễn dịch có nguy cơ nhiễm HMPV cao nhất.
"Trong hai năm qua, nhận thức về HMPV ở Trung Quốc đã tăng lên, mặc dù loại vi-rút này xuất hiện lần đầu tiên cách đây hơn 20 năm và đã lưu hành trong cộng đồng khoảng 60 năm. Sự gia tăng nhận thức chủ yếu là do khả năng phát hiện tác nhân gây bệnh đường hô hấp của Trung Quốc được cải thiện, và công chúng ngày càng chú ý đến các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp", Li Tongzeng - Trưởng khoa truyền nhiễm tại Bệnh viện You'an Bắc Kinh - nói với tờ Thời báo Hoàn cầu.
Sau đại dịch COVID-19, công nghệ xét nghiệm axit nucleic đối với các tác nhân gây bệnh đường hô hấp đã được thúc đẩy đáng kể ở Trung Quốc, và nhiều cơ sở y tế hiện có thể tiến hành loại xét nghiệm này, dẫn đến tỷ lệ phát hiện HMPV cũng như các tác nhân gây bệnh khác tăng lên, bác sĩ Li cho biết.
Chuyên gia này nói thêm, một tiến bộ đáng kể khác ở Trung Quốc liên quan đến các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp sau đại dịch là việc thành lập một số lượng lớn các bệnh viện "cảnh báo" để theo dõi các tác nhân gây bệnh đường hô hấp.
"Kết quả là, chúng ta có thể thấy các bản cập nhật thường xuyên từ CDC Trung Quốc về các loại tác nhân gây bệnh đường hô hấp đang lưu hành. Ngoài ra, kho dự trữ thuốc đã được cải thiện đáng kể trong hai năm qua", bác sĩ Li lưu ý.
Theo Tiền Phong
-
Sức khỏe1 giờ trướcChuyên gia y tế thông tin về bệnh viêm đường hô hấp do hMPV giúp phụ huynh nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh để có thể xử trí và đưa con đến bệnh viện thăm khám kịp thời.
-
Sức khỏe1 giờ trướcBé gái 6 tuổi đã cố gắng lấy dị vật ra nhưng không thành công. Bác sĩ phải nội soi âm đạo và gắp ra dị vật là đồ chơi trong "túi mù"
-
Sức khỏe2 giờ trướcBệnh thiếu canxi khá phổ biến và xuất hiện ở nhiều đối tượng nhưng nhiều người vì không biết dấu hiệu thiếu canxi là gì nên không điều trị kịp thời.
-
Sức khỏe3 giờ trướcSự kết hợp của hai thành phần tự nhiên nổi tiếng là nghệ và mật ong sẽ làm gia tăng lợi ích cho sức khỏe…
-
Sức khỏe5 giờ trướcLộ trình phục hồi chức năng của Nguyễn Xuân Son kéo dài ít nhất 6 tháng, chia làm 4 giai đoạn với mục tiêu rõ ràng.
-
Sức khỏe7 giờ trướcSau tai nạn, bệnh nhân vị vỡ lách độ IV, ít dịch quanh lách, hình ảnh gãy xương sườn 9,10 bên trái, mất máu nhiều.
-
Sức khỏe7 giờ trướcCanxi là một trong những dưỡng chất quan trọng đối với cơ thể, vậy thiếu canxi gây ra những bệnh gì?
-
Sức khỏe10 giờ trướcNhiều người khi muốn bổ sung sắt thường nghĩ đến thịt bò, nhưng có một số loại thực phẩm giàu sắt hơn cả thịt bò bạn có thể thường xuyên bổ sung vào chế độ ăn uống.
-
Sức khỏe11 giờ trướcMột nghiên cứu mới cho thấy những người uống lượng nhỏ rượu vang mỗi ngày có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đau tim hoặc đột quỵ.
-
Sức khỏe13 giờ trướcThịt lợn cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng, phụ thuộc nhiều vào cách chế biến luộc, nướng...
-
Sức khỏe14 giờ trướcKhông cho mật ong vào nước quá nóng, quá lạnh; không dùng loại có vị đắng… là những điều bạn cần lưu ý.
-
Sức khỏe15 giờ trướcThứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên khuyến cáo người dân không hoang mang với virus cúm HMPV, nhưng cũng không chủ quan, lơ là và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.
-
Sức khỏe1 ngày trước2 ngày sau khi phẫu thuật thành công, Xuân Son bắt đầu bước vào những bài tập phục hồi đầu tiên cùng các bác sĩ.
-
Sức khỏe1 ngày trướcBệnh viện tại Cần Thơ vừa điều trị thành công cho bé trai 3 tuổi nhập viện vì bệnh sởi biến chứng viêm phổi. Đây là một trường hợp đáng lưu ý bởi bệnh sởi không chỉ lây lan cực nhanh mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt ở trẻ nhỏ.