Xử lý vết kiến ba khoang cắn để không gây hại sức khỏe

Trong kiến ba khoang có độc tố pedirine khi chạm vào da người sẽ gây tổn thương da, da nổi bọng nước, gây rát.

Trong kiến ba khoang có độc tố pedirine khi chạm vào da người sẽ gây tổn thương da, da nổi bọng nước, gây rát.

Thời gian gần đây, tại các khu đô thị tại TP.HCM, kiến ba khoang tràn vào nhà dân khiến cho cuộc sống của người dân nơi đây bị đảo lộn. Rất nhiều người bị kiến ba khoang đốt gây tổn thương da nghiêm trọng.

Theo các nhà khoa học, kiến ba khoang là loại côn trùng xuất hiện ở Việt Nam cách đây nhiều năm. Chúng sinh sôi nảy nở nhiều ở các khu dân cư gần với cánh đồng lúa. Vào mùa thu, mật độ kiến phát triển nhiều hơn rất nhiều so với các mùa khác trong năm.  

Trong kiến ba khoang có  độc tố pedirine  khi chạm vào da người sẽ gây tổn thương da, da nổi bọng nước, gây rát. Sau khi vỡ bọng nước vết tổn thương sẽ lan rộng trên cơ thể, gây đau rát.

Khi bị kiến ba khoang đốt nếu không xử lý vết cắn và điều trị đúng cách sẽ gây ra những tổn thương nặng nề và để lại sẹo.

Dưới đây là một số lưu ý giúp bạn có thể xử lý cơ bản khi bị kiến ba khoang đốt.

kiến ba khoang đốt
Hình ảnh kiến ba khoang. Ảnh minh họa

1. Xử lý vết kiến ba khoang đốt

- Ngay sau khi bị kiến ba khoang đốt, vùng da tiếp xúc với kiến ba khoang có dấu hiện nổi nốt đỏ, bề mặt da lấm tấm những mụn nước thì bạn nên dùng nước muối sinh lý rửa hàng hàng khoảng 3 đến 4 lần để làm trung hòa chất tiết của côn trùng. 

- Bước tiếp theo để xử lý vết kiến ba khoang cắn là làm dịu và khô da bằng dược phẩm như hồ nước, hồ Tetra – pred. Hoặc bạn có thể dùng các dung dịch màu như xanh methylen, milian, castellani bôi lên tổn thương giúp sát khuẩn, khô sạch tổn thương. Sau khi vùng da tổn thương khô thì dùng kem kháng sinh hoặc kem kháng sinh kết hợp với chống viêm là corticoid…

- Khi các vùng tổn thương da đã được xử lý nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên đến bệnh viện chuyên khoa da liễu để được tư vấn và hướng dẫn dùng thuốc kháng sinh, thuốc chống dị ứng hợp lý.

- Trong trường hợp trẻ nhỏ bị kiến ba khoang đốt sẽ rất khó lành các vết tổn thương do trẻ thường không chịu được vết ngứa mà cho tay lên gãi, khiến cho các vùng tổn thương lan rộng. Các bậc phụ huynh sau khi rửa vết kiến cắn ngay dưới vòi nước cho trẻ thì nên mang con tới cơ sở y tế để được hướng dẫn cách xử lý.

2. Biện pháp phòng tránh

Vào mùa kiến ba khoang bùng phát, cách phòng tránh tốt nhất để kiến ba khoang không tấn công là bạn phải thường xuyên vệ sinh nhà cửa, giường chiếu, chăn màn sạch sẽ. Đảm bảo các vật dụng trong nhà không trở thành nơi trú ngụ cho kiến ba khoang.

Tuyệt đối không dùng tay chà sát, giết kiến ba khoang 

Theo các chuyên gia, kiến ba khoang là loại côn trùng bị kích thích bởi ánh sáng, nhất là ánh sáng xanh. Do đó để tránh kiến bò vào nhà, bạn có thể thắp đèn ngoài hành lang và hạn chế hoặc tắt các bong điện trong nhà khi không sử dụng. Bạn có thể dùng các loại thảo dược ngăn côn trùng vào nhà như sả, dạ hương… Hoặc dùng lưới dùng lưới chống muỗi, côn trùng. Tuyệt đối không dùng tay chà sát, giết kiến mà hãy dùng các dụng cụ như vỉ đập, găng tay để tránh tiếp xúc trực tiếp độc tố của kiến tới da.

Một cách khác để ngăn ngừa kiến ba khoang xâm nhập vào nhà đó là bạn phun thuốc diệt côn trùng định kì, dưới sự hướng dẫn của chuyên gia.

Phòng tránh kiến ba khoang đốt

Đặc điểm của côn trùng là thích ánh sáng xanh nên kiến ba khoang thường tập trung vào khu vực có ánh đèn. Để phòng tránh kiến ba khoang, gia đình nên dùng lưới chống muỗi, côn trùng, quanh nhà có thể đặt các cây đuổi côn trùng như sả, dạ hương… Vệ sinh xung quanh khu dân cư, phát quang bụi cây, cỏ dại quanh nhà. Ban đêm tắt bớt các bóng đèn không cần thiết.

Theo Trí thức trẻ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.