Xuất hiện những ca tái nhiễm Covid-19, nhiều người sợ rằng vaccine sẽ không thể chống dịch? Khoa học bảo không phải lo

Việc các ca tái nhiễm xuất hiện là điều đã được giới chuyên gia dự tính từ trước. Tuy nhiên, đây không phải là điều đáng lo ngại, vì nó mang đến nhiều ý nghĩa hơn bạn tưởng.

Ngày 25/8, thế giới lần đầu tiên ghi nhận một trường hợp tái nhiễm Covid-19 tại Hong Kong (Trung Quốc) sau hơn 4 tháng khỏi bệnh.

Trường hợp này được nhận định là "tái nhiễm", không phải "tái dương tính" vì trình tự gene của virus trong 2 lần mắc có đến 24 điểm khác biệt. Nghĩa là người này đã bị nhiễm virus sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh mới, chứ không phải dấu vết còn sót lại trong cơ thể.

Xuất hiện những ca tái nhiễm Covid-19, nhiều người sợ rằng vaccine sẽ không thể chống dịch? Khoa học bảo không phải lo-1


Và chỉ vài giờ sau đó, các nhà nghiên cứu xác định thêm trường hợp tương tự: 1 người phụ nữ tại Bỉ đã tái nhiễm virus. Tiếp đến là Hà Lan, với trường hợp một bệnh nhân cao tuổi được xác nhận là người thứ 3 tái nhiễm virus trên thế giới.

Dĩ nhiên, các thông tin như vậy đang khiến dư luận phải lo sợ, bởi lẽ không có sự miễn dịch tuyệt đối dành cho những người từng mắc Covid-19. Tuy vậy, sự thật là chỉ một vài ca tái nhiễm trong tổng số gần 24 triệu người nhiễm virus trên thế giới không có nghĩa rằng lần nhiễm đầu tiên không có tác dụng bảo vệ chúng ta. Và nó cũng không có nghĩa rằng vaccine ra đời sẽ không có tác dụng chống dịch.

Xuất hiện những ca tái nhiễm Covid-19, nhiều người sợ rằng vaccine sẽ không thể chống dịch? Khoa học bảo không phải lo-2


"Tôi không muốn mọi người phải lo sợ," - Maria van Kerkhove, giám đốc kỹ thuật của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chia sẻ về ca tái nhiễm tại Hong Kong. "Mọi người cần hiểu rằng khi nhiễm virus, dù là với triệu chứng nhẹ, cơ thể đã bắt đầu sản sinh ra miễn dịch rồi."

Các ca tái nhiễm tại Bỉ và Hà Lan

Ca tái nhiễm tại Hà Lan được xác định trên một bệnh nhân đã cao tuổi với hệ miễn dịch suy yếu - theo thông báo của nhà virus học Marion Koopmans. "Dù có kháng thể, nhưng điều này không có nghĩa bạn đã miễn dịch," - Koopmans chia sẻ trong buổi phỏng vấn với đài NOS.

Nhưng kể cả khi một người không phát triển miễn dịch hoàn toàn với virus và bị tái nhiễm, cơ thể vẫn ghi nhớ được lần nhiễm bệnh trước đó. Bên cạnh kháng thể, tế bào T và các thành phần khác của hệ miễn dịch đều hoạt động cùng nhau, nhằm chống lại virus lần 2 một cách hiệu quả hơn.

Xuất hiện những ca tái nhiễm Covid-19, nhiều người sợ rằng vaccine sẽ không thể chống dịch? Khoa học bảo không phải lo-3


Đó là những gì đã xảy ra với trường hợp bệnh nhân tại Bỉ. Đó là một người phụ nữ ngoài 50 tuổi, từng nhiễm virus corona hồi tháng 3 và được nhận định tái nhiễm vào tháng 6.

Thời điểm ấy, nhà virus học người Bỉ Marc Van Ranst chưa công bố các số liệu liên quan đến nhận định này. Tuy nhiên, Ranst cho biết cơ thể bệnh nhân chỉ hình thành một lượng rất ít kháng thể sau lần nhiễm đầu tiên. Ông tin rằng đây là lý do vì sao bà bị tái nhiễm trở lại, dù triệu chứng lần 2 là rất nhẹ.

"Chúng ta có lẽ muốn thời gian giữa 2 lần nhiễm được dài hơn," - Van Ranst chia sẻ. "Số kháng thể trong lần đầu là không đủ để ngăn cản virus tấn công vào lần 2."

Theo Van Ranst, các trường hợp tái nhiễm hiện là rất hiếm, nhưng rất có thể sẽ xuất hiện nhiều hơn trong các tháng kế tiếp, sau khi miễn dịch của các bệnh nhân cũ dần mất đi.

"Có thể sẽ có một số trường hợp nhiễm lần 2 sau 6 tháng hoặc 9 tháng," - ông phỏng đoán.

Tỉ lệ tái nhiễm vẫn là cực kỳ nhỏ

2 trường hợp tái nhiễm tại châu Âu đã nâng tổng số ca được nhận định là tái nhiễm lên 3 người, trên tổng số hàng chục triệu bệnh nhân.

Hồi tháng 4, Hàn Quốc ghi nhận 260 ca tái nhiễm sau khi khỏi bệnh, nhưng sau đó đều được xác nhận là dấu vết còn sót lại của đợt nhiễm 1 - nghĩa là tái dương tính. Chỉ có 1 trường hợp khả năng là tái nhiễm tại Mỹ được ghi nhận vào tháng 6, và 3 trường hợp khác tại Pháp vào tháng 7. Nhưng các ca này không được công nhận là tái nhiễm vì thời gian tái dương tính là khá ngắn, và giới chuyên gia không thể so sánh được trình tự gene giữa 2 lần.

Chính bởi vậy, bệnh nhân được ĐH Hong Kong (Trung Quốc) công bố hôm 25/8 mới được xem là trường hợp tái nhiễm đầu tiên. Bệnh nhân là nam, 33 tuổi, có thể trạng khỏe mạnh, từng nhiễm bệnh hồi tháng 3. Sau khi khỏi, người này có đến Tây Ban Nha, và được xác định dương tính khi trở về.

Trong lần nhiễm bệnh đầu tiên, bệnh nhân có các triệu chứng ho, sốt và đau đầu. Tuy nhiên khi tái nhiễm, không có triệu chứng nào xuất hiện.

Không có gì phải hoảng loạn

Nhiều chuyên gia dịch tễ đã dự tính từ trước rằng chuyện tái nhiễm virus là hoàn toàn có thể xảy ra.

"Bạn có thể bị tái nhiễm một khi hệ miễn dịch yếu đi," - Florian Krammer, chuyên gia vaccine và virus tại trường Y Icahn (New York) chia sẻ với Business Insider, trong một buổi phỏng vấn từ cách đây khá lâu.

Xuất hiện những ca tái nhiễm Covid-19, nhiều người sợ rằng vaccine sẽ không thể chống dịch? Khoa học bảo không phải lo-4


Bởi vậy, 3 ca tái nhiễm trên không phải lý do gây hoảng loạn. Thậm chí là ngược lại, vì nó cho thấy lần nhiễm đầu tiên có thể cung cấp một lớp bảo vệ rất ổn đối với lần nhiễm kế tiếp.

"Một số người tái nhiễm không khiến tôi lo lắng," - Koopmans cho biết. "Chúng ta sẽ phải chứng kiến điều đó xảy ra khá thường xuyên trong tương lai.

Trên thực tế, Krammer cũng nhận định rằng lần nhiễm thứ 2 sẽ có các triệu chứng yếu hơn so với lần 1. "Khả năng lớn là khi tái nhiễm, độc lực của bệnh sẽ không nhiều."

Đó nhiều khả năng cũng sẽ đúng với trường hợp vaccine. Dù không thể bảo vệ 100%, nhưng nó giúp hệ miễn dịch hình thành kháng thể để chống lại virus thực sự một cách hiệu quả hơn rất nhiều, và giảm được sự nguy hiểm của bệnh.

Theo Pháp luật & Bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/tin-moi/xuat-hien-nhung-ca-tai-nhiem-covid-19-nhieu-nguoi-so-rang-vaccine-se-khong-the-chong-dich-khoa-hoc-bao-khong-phai-lo-223133

Covid-19

dịch bệnh


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.