Một tay ôm bứctranh cuốn trong chiếc ống tre, một tay xách vali, anh bước xuống xe ngựa kéo.Sau dốc đồi, một vùng cây xanh mênh mông. Hình như giờ đây cây nhiều hơn, nhữngtán lá mượt mà hơn. Cũng lâu lắm rồi, hơn mười năm, giờ anh mới quay về. Bé Bitừ trên dốc cao chạy xuống, hai tay đưa ra, chiếc khăn quàng lụa trắng bay phấtphơ trong gió.

Gió nhiều quá, cũngy như ngày xưa. Hai tay đều bận nên anh lúng túng chẳng biết làm sao ôm con vàolòng. Vì vậy anh đứng ỳ ra, để mặc con bé vòng hai tay quanh cổ anh mà hôn vàocái cằm có những sợi râu tua tủa. Khi bé Bi bắt đầu cười ríu rít và kéo anh đi,đôi mắt đen và trong rơm rớm lệ, thì anh mới bắt đầu tự rủa, sao mình có thểchậm chạp đến mức không biết ném cái vali xuống đất để ôm lấy con. Nghĩ ra thìđã muộn, phút đầu gặp gỡ đã qua rồi. Đành vậy, anh nhủ thầm như biện bạch: Tìnhcảm là cái ở sâu trong lòng, chứ đâu phải là thứ bộc lộ hoa hoè ngoài miệnglưỡi. Trước kia anh thường nói với nàng như vậy. Còn nàng thì thường trêu anh:Vào những phút lẽ ra người ta phải sủi bọt như sâm banh thì anh cứ lờ đờ như mộtly trà nguội.

Suối bạc
Minh hoạ: Lê Thiết Cương

“Mợ Minh vàem Huy có khoẻ không ba?”, bé Bi hỏi, tay đỡ lấy bức tranh trên tay anh.“Cả nhà khoẻ cả, cảm ơn con”. Gọi “bé Bi” là theo cách quen miệng từmười năm trước. Chứ bây giờ, con bé đã lớn tướng, có lẽ chỉ còn thiếumấy phân là cao bằng anh rồi. Con bé mảnh khảnh, trắng xanh, giống nhưnàng. Cũng giống nàng ở cái mùi thơm gây gây từ mái tóc dài, gió làm chonhững đuôi tóc cứ quấn quýt lấy vai anh trong khi hai cha con đi theocon đường rải sỏi dẫn vào cái quán trà cũ xưa, với những bức vách sụt lởphủ đầy rêu và lá vạn niên thanh.

Hồi ấy chính anh đãvẽ ra phác thảo trang trí cho cái quán này. Phác thảo của anh dựa theo ý tưởngcủa nàng: một khu phế tích đầy cây xanh. Đấy là một không gian vừa phố thị vừahoang vu, với những bộ bàn ghế bằng tre thu mình bên những góc vách lộ thiên phủđầy rêu và dây cát đằng hoa tím. Những giọt nước trong rỉ ra từ các khe nứt trênvách. Thuở ấy, anh và nàng đã mơ ước sống một đời bình thường, nàng pha trà cònanh chọn nhạc, một cuộc sống đầm ấm và giản dị như cỏ cây. Bây giờ quán trà vẫncòn đó, mọi thứ gần như y nguyên vị trí cũ, bàn ghế, góc vách, đèn hoa.

Nhưng bàn ghế tređã thay bằng đồ nhựa màu, nhiều ngọn đèn đã mất đi chao lụa, vách tường thì chỗquá um tùm, chỗ quá khô trọc bày cả thớ gạch bên trong. Quán trà ngày trước vẫncòn, nhưng linh hồn của nó không còn nữa.

*

Giản, em trai nàng,dẫn anh vào trong. Cả hai đi xuyên qua quán trà. Trong buổi chiều im mát thậtđẹp mà chỉ có mấy người khách ngồi lác đác. Giản bật đèn, chỉ lối đi vào nhà vệsinh, chỉ khăn tắm, bồn rửa mặt, vẻ ân cần như một chủ nhà hiếu khách. Như thểanh là một người lạ chứ chưa từng có thời gian làm chủ ngôi nhà này...

Ừ, thời đó xa lắmrồi mà. Thuở còn phiêu lưu qua những xứ lạnh giá, anh đã nhìn thấy những dòngsông đang chảy miệt mài bỗng âm thầm quánh lại, từng ngày, từng ngày rồi bất ngờđóng băng sau một đêm. Giữa anh và nàng cũng thế. Vì sao? Thật ít khi cả hai cóthời gian để nghĩ cặn kẽ vì sao. Nghĩ về nàng lúc nào anh cũng có cảm giác lànàng ở bên anh mà rất xa. Quái quỷ, cảm giác ấy đeo dính vào hồn anh như một cáibã kẹo cao su, không sao rẫy ra được.

Bé Bi chạy vàophòng, cầm một cái khăn tắm to bằng vải bông vẽ hình con gấu. “Ba ơi, ba tắm đi,rồi ra ăn cơm với hai cậu cháu”. Giọng con bé trong, vui nhưng không giấu đượcchút rụt rè. Biết làm sao được, nó đã không lớn lên bên anh.

“Khoan đã, congái”. Anh kéo nó ngồi xuống bên mình, bàn tay anh chạm vào mấu xương đòn gánhtrên bờ vai mảnh dẻ. “Con có đi với ba không?” Bé Bi bỗng trở nên tư lự:

– Ba và mợ đã có emHuy rồi mà.
– Em Huy cũng là em con.

Cô bé im lặng mộtgiây, rồi quàng hai tay lên cổ anh, và lại hôn một cái rõ to lên cái cằm cónhững sợi sâu cứng. “Thôi, chuyện đó để nói sau đi ba”. Giọng nói này anh đã quáquen. Một giọng âu yếm và lảng tránh. Giống hệt như nàng. Anh cầm cái khăn đivào phòng tắm, thầm nghĩ: Tại sao? Mình đã làm gì? Anh biết thời gian về saunàng đã nhận ra anh không muốn ở gần nàng nữa. Cuộc sống chung trở thành một thứtrách nhiệm ngột ngạt trong lặng lẽ. Nước từ vòi sen lăn theo từng chân tóc, anhcảm thấy dễ chịu dần. Ngày xưa, từ phòng tắm này vào phòng ngủ, anh thường đứngmột lúc nhìn nàng nằm cuộn mình trong chăn nệm, đôi mắt lim dim lơ mơ ngủ. Anhrất thích mở cửa sổ cho gió ngoài vườn nhẹ nhàng thoảng qua, nhưng lúc nào trướckhi đi nằm nàng cũng đóng kín.

Nàng sợ mùi hoaquỳnh từ ngoài vườn, bởi thói quen dị ứng với mùi thơm quá ngọt ngào. Có lầnnàng bảo mùi hoa quỳnh là mùi ma, mặc dù anh phản đối quyết liệt tính mê tín vớvẩn. Đêm nào cũng vậy, ngay từ tối tân hôn, sau phút nồng nàn bao giờ nàng cũngnhanh chóng vuột mình ra khỏi vòng tay anh, rồi xoay lưng về phía anh mà ngủsay. Cái thế nằm ấy làm tổn thương anh, một người chồng cục mịch nhưng nhạy cảm.Có lần anh cố ý giữ nàng quay mặt về phía mình, và nàng nằm yên như thế, thiuthiu ngủ. Nhưng chẳng mấy chốc, trong giấc mơ, nàng lại xoay mặt về phía khác,bỏ mặc anh nằm ngửa mặt ngó lên đình màn như một người chiến thắng và cô đơn.

Giản chờ anh trongphòng ăn, mâm cơm có cà mắm, tôm chua, dưa giá. Giản cười: “Nghe chị nói ngàytrước anh thích những món này” – “Ừ, cá thịt gì ăn cũng chán rồi, chỉ có mắmmuối là còn hấp dẫn”, anh vừa trả lời vừa ngồi xuống. “Bé Bi đâu?”, anh nhìn rangoài nhà. Con bé đang tìm cách mở ống tranh anh đem theo. “Đừng, con không biếtcách tháo đâu. Để rồi ba mở” – “Ba ơi, sao ba lại đặt tên bức tranh này là Suốibạc?”

Bức tranh ấy anh vẽnàng từ hồi mới chia tay, vẽ theo trí nhớ. Anh đã tưởng tượng lại hình ảnh nàngnằm lơ mơ trong chăn nệm, vẻ mặt trắng xanh trong một phối cảnh màu ngân nhũ vàtím biếc.

Tại sao tên nó lạilà ? Đó là cái hình ảnh mà anh nhớ về vợ mình trong những năm thángkhủng hoảng của đời anh. Người ta bảo suối vàng, cõi chết, là nơi âm dương cáchbiệt. Anh với nàng vẫn ở trong cõi dương, nhưng cũng không bao giờ nhìn thấynhau nữa. Vì vậy với anh, nơi nàng ở là suối bạc, nơi mà người ta chỉ đến trongnhững giấc mơ.

Mặt hơi cau lại,anh quyết định nháng nhát búa vào vách, đóng vào đấy cái đinh dài. Treo bứctranh lên, anh thầm ước tính: nơi này gần cửa sổ, những đêm rằm ánh trăng sẽ hắtbóng đến tận đây. sẽ nằm đây, có lẽ tốt nhất nên như thế. Từ lâu, vớianh, thời khủng hoảng đã qua. Nơi căn nhà anh đang ở, đứa con trai anh đang lớnlên. Mọi thứ ở đó đều thuộc về hiện tại. Còn chỉ thuộc về quá khứ màthôi; tuy vậy, anh chẳng đành lòng huỷ nó đi.

Sau lưng anh dườngnhư có ánh mắt ai đang nhìn. Anh quay lui: bé Bi đang ngồi trên giường, cười tủmtỉm khi thấy anh đứng nhìn sững bức tranh.

Anh bước tới ngồibên con gái. “Ba vẽ theo trí nhớ, hồi mới rời căn nhà này. Con thấy sao?”

Bé Bi lắc đầu: “Bavẽ sai rồi. Khi nằm một mình mẹ không bao giờ quay mặt vào vách”.

“Vớ vẩn. Ba biết rõmẹ con mà”.

Bé Bi ngước nhìnanh. “Mẹ bảo con, từ nhỏ, lúc nào mẹ cũng nằm quay lưng vào vách. Có thế mẹ mớiyên tâm ngủ say”.

“Sao vậy?”

“Vì bà ngoại mấtsớm, từ nhỏ mẹ ngủ một mình. Mẹ rất sợ ma, lúc ngủ mẹ tựa lưng vào tường. Lúc ấymẹ cứ nghĩ nếu có gì nguy hiểm hiện ra thì nó sẽ đến từ phía bên ngoài, và mẹquay về phía đó bởi vì ít nhất sau lưng cũng đã có bức tường che chắn”.

“Nhưng ba luôn nhìnthấy mẹ quay mặt vào vách, quay lưng về phía ba”.

“Vì khi có ba thìba là chỗ dựa, là một chỗ che chắn tốt hơn”.

Một cảm giác như làsay sóng đột ngột chiếm lấy anh. Bé Bi nằm xuống: “Ba thấy buồn cười phải không?Khi nghe mẹ nói con cũng đã cười mẹ là trẻ con quá đi mất. Ấy vậy mà giờ, mẹ mấtrồi, con cũng bỗng nhiên thành thói quen, nằm giống y như mẹ”. Con bé kéo tấmdrap mỏng đắp lên ngực, và nằm xuống, quay lưng vào vách.

Một giọt nước bỗngrịn ra trong khoé mắt anh. Nhưng anh chỉ ngồi lặng yên không nói. Chẳng còn gìcó thể nói về quá khứ, bởi giờ đây nàng không còn nữa. Anh không biết vào giờphút cuối gương mặt nàng như thế nào, nhưng anh hình dung nàng lúc ấy cũng nhưthế, cái đầu nhỏ nhắn, những sợi tóc mềm lả trên gối và cái nhìn lúc nào cũnghướng về một phía mà anh cứ nghĩ là không có anh.

Anh khẽ vuốt ve máitóc mềm của bé Bi, cố gượng nhẹ để khỏi làm con thức giấc.

Đêm qua đi, và anhngồi như thế cho đến lúc ánh bình minh dần dần soi sáng ngoài kia, trên khu phếtích đầy cây xanh.

Truyện ngăn củaTrần Thuỳ Mai
SGTT