Đi bê tráp, công việc mà sinhviên vẫn thường nói đùa với nhau là đi “bán duyên” đã trở thành cái nghềgiúp cho nhiều bạn trẻ trang trải được phần nào cho cuộc sống của mình, lạicó thêm nhiều kinh nghiệm sống.
"Tập đoàn bán duyên”
Trước kia, mỗi khi nhà có đámcưới, đám hỷ, cần người bê tráp thì thường nhờ vả người này người kia. Tuynhiên, càng ngày lượng “cầu” càng lớn, vì thế lượng “cung” tăng theo. Bêtráp dần trở thành một cái nghề mà nhiều sinh viên, đại đa số là các bạn ởkí túc tìm đến để có thêm thu nhập.
Nguyễn Đức Thông - SV năm 4ĐH Công đoàn - được biết đến như là một “ông chủ” của “tập đoàn bê lễ” trongKTX. Thông chia sẻ: “Mới đầu khi mình còn là SV năm nhất, ở trong kí túc,mình được các anh rủ rê đi bê tráp, vừa có thêm đồng ra đồng vào mà côngviệc cũng nhàn. Dần dần, khi đã quen với công việc và có nhiều mối quan hệ,mình tự đứng lên tổ chức và tìm các mối cần người bê tráp”.
![]() |
Ảnh minh họa (nguồn internet) |
Công việc bắt đầu từ khiThông học năm thứ 3, đến nay, khi đã là sinh viên năm cuối, “tập đoàn” củaThông đã có đến hơn 50 bạn gồm cả nam lẫn nữ cùng là SV trong trường, đa sốlà các bạn ở trong kí túc để tiện cho việc đi lại và liên lạc.
Theo Thông chia sẻ thì việcbê tráp không nhất thiết phải cần "trai xinh, gái đẹp" như các PB, PG nhưngcũng phải là “những người cao ráo, mặt không cần xinh nhưng trông sáng sủa,đội hình phải đều nhau. Nam thì cao trên 1m70, nữ thì cao trên 1m60”.
“Đội hình bê tráp được coinhư bộ mặt của nhà trai, nhà gái, nên người ta cũng kén chọn lắm, mình phảicó đội hình “chuẩn” mới mong kiếm được nguồn khách hàng đều đặn và “sộp”,Thông nói.
Cũng là SV sống trong kí túc,Diệu Linh (ĐH Ngoại thương) cũng là thủ lĩnh của nhóm các bạn nữ làm dịch vụđi bê tráp. Linh tâm sự, ban đầu cô cũng được người quen rủ rê đi bê tráp,mới đầu đi làm cũng thấy bỡ ngỡ nhưng càng làm càng thấy “nó hay ho, thúvị”.
Linh rủ thêm các bạn của mìnhlập ra một nhóm đến nay đã có khoảng 20 bạn nữ. Không giống như Thông, Linhkhông tự tìm các mối mà về “đầu quân” cho hẳn một trung tâm dịch vụ cướixin, có lương thưởng đàng hoàng mà theo Linh thì “công việc đều đặn hơn”.
Được và mất
Tất cả các bạn khi tham giađội bê tráp thường với mục đích là kiếm thêm thu nhập, bởi công việc chỉ làmkhoảng 2 -3 tiếng mà có thể kiếm từ 100-200 nghìn, lại khá nhẹ nhàng, khôngmất nhiều sức.
Theo như Thông và Linh tiếtlộ, mặc dù 2 bạn chọn 2 hướng làm việc khác nhau nhưng mức lương các bạnhưởng đều rất cao, vào mùa cưới có thể lên đến cả chục triệu đồng. Nhữngngười đi theo đội, người làm ít thì 1 tháng đi vài 3 lần cũng bỏ túi tầm 500nghìn, những ai đi được nhiều có thể kiếm được đến tiền triệu.
Đi bê tráp không chỉ giúpsinh viên có thêm thu nhập mà còn rèn cho các bạn sự tự tin và nhiều kĩ năngquan trọng khác trong đời sống như giao tiếp, ứng xử… Thu Trang, một bạn gáicao ráo, ưa nhìn nhưng lại ít tiếp xúc với bên ngoài nên có phần nhút nhát,rụt rè.
Cô bạn tâm sự: “Mới đầu, cácchị cùng phòng rủ đi bê tráp, mình ngại lắm, chưa bao giờ mình dám đứng ởchỗ đông người cả. Sau một thời gian đi bê tráp, túi tiền rủng rỉnh hơn màmình thấy mình tự tin hơn hẳn, đứng trước đám đông không còn lo lắng, hồihộp".
Nhiều người vẫn thường nói“đi bê tráp là mất hết duyên”, thế nhưng lại có những mối tình sinh viêntrong sáng nảy nở từ những “phi vụ” bê tráp. Thái Hoàng và Nguyễn Hồng là 2bạn ở 2 đội bê lễ khác nhau nhưng lại rất hay chạm mặt ở các đám hỏi. Hoàngấn tượng vì sự duyên dáng của cô gái hay đỡ lễ cùng mình nên đã chủ động làmquen. Nói chuyện ăn ý và có nhiều điểm chung về tính cách và sở thích, đôibạn trẻ này đã trở thành cặp đôi.
Lại có nhiều bạn vướng vàochuyện dở khóc dở cười cũng chỉ vì đi bê tráp. Minh Hương (ĐH Thương mại) kểlại câu chuyện khá bi hài của mình. Hương đi bê tráp cùng nhóm bạn và vôtình “lọt vào mắt xanh” của một bạn trai trong đội bê lễ.
Vậy là anh chàng kia tìm mọicách liên lạc với Hương, thậm chí nửa đêm cũng gọi điện tâm sự và nói nhữngchuyện không đâu. Báo hại Hương vừa mất ngủ, cảm thấy bị làm phiền mà chuyệntình cảm với bạn trai cũng bị lục đục theo.
Ảnh hưởng lớn nhất tới nhữngsinh viên đi bê tráp chính là vấn đề học tập trên lớp. Bởi đôi khi nơi bêtráp ở cách xa Hà Nội, không thể về kịp giờ học hay do đi xe đường dài gâymệt mỏi, đến lớp là nằm vật ra ngủ.
Thế Khánh (ĐH Công đoàn) chiasẻ: “Ban đầu mình nhận lời tất những đám ăn hỏi, cho dù gần hay xa, bởi càngxa thì nhận được lương càng cao. Nhưng sau vài lần nghỉ học không lí do,suýt nữa bị đình chỉ thi nên bây giờ chỉ dám nhận những vụ quanh quanh HàNội và không ảnh hưởng tới giờ đi học thôi”.
Cho dù chỉ là công việc “theomùa” nhưng cũng khá thú vị bởi “nhìn cô dâu, chú rể hạnh phúc cũng thấy vuitheo ấy. Mình còn thấy giảm được stress nữa chứ”, theo như lời Minh Hạnh (ĐHNgoại thương) chia sẻ. Cũng theo bạn, điều quan trọng là phải biết cân đốithời gian và việc học hành, tránh vì công việc mà ảnh hưởng với kết quả họctập.
Theo Vietnamnet