Dù đã áp dụngnhiều biện pháp xử phạt nghiêm khắc, nâng cấp cầu đường nhưng bình quân mỗi ngàycó hơn 31 người chết do tai nạn giao thông, tuy có giảm nhưng vẫn ngang ngửa vớinăm 2008 và 2009.
“Tai nạn giao thôngvẫn đang là vấn đề nghiêm trọng” - ông Hồ Nghĩa Dũng, bộ trưởng Bộ Giao thôngvận tải, chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, đánh giá như vậy tại hộinghị an toàn giao thông toàn quốc ngày 28-12.
Tại hội nghị, ôngThân Văn Thanh - chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia - cho biếttừ đầu năm đến nay cả nước xảy ra gần 15.000 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làmchết trên 11.000 người, bị thương hơn 10.500 người. So với năm 2009 tăng 1.788vụ, giảm 47 người chết và tăng khoảng 2.500 người bị thương. Trong đó đường bộxảy ra nhiều TNGT nhất. Nếu tính trung bình thì số người thiệt mạng mỗi ngày doTNGT là hơn 31 người. Riêng TP.HCM năm 2010 có 785 người chết, giảm 74 người; HàNội có 735 người chết, giảm 89 người.
Tăng mứcphạt, chú trọng tuyên truyền
Theo đại tá Vũ ĐỗAnh Dũng - cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, mặc dù đãtăng mức phạt nhưng vẫn chưa đủ mạnh để răn đe, tạo ý thức tự giác cho ngườitham gia giao thông. Ông Dũng cho rằng với các lỗi vi phạm nặng và hành vi viphạm lặp lại thì cần tăng thời hạn thu hồi giấy phép lái xe từ 30 ngày lên 90hoặc 120 ngày hay vĩnh viễn. Để xử phạt tốt hơn và nghiêm minh hơn thì phảithống kê số lần vi phạm của từng lái xe, cần thí điểm xây dựng dữ liệu vi phạmluật giao thông của lái xe để xử lý theo hướng tăng nặng khi vi phạm ba lần trởlên.
![]() |
Hiện trường vụ tai nạn |
Thượng tướng Lê ThếTiệm - thứ trưởng Bộ Công an - nhấn mạnh: cả năm chỉ giảm 47 người chết là khôngđạt như mong muốn nhưng thể hiện nỗ lực lớn khi đầu phương tiện gia tăng nhanhtrong điều kiện hạ tầng hiện nay. Ông Tiệm nhận định để đảm bảo an toàn giaothông cần có quá trình lâu dài và nếu thiếu chiến lược vĩ mô thì trong tương laicũng không có hiệu quả.
Theo ông Tiệm, giảipháp đầu tiên là điều chỉnh bố trí dân cư. “Việc tự do cư trú là đúng nhưng cầncó những điều kiện để hạn chế người nhập cư vào các đô thị, không để tình trạngmột người có hộ khẩu lại kéo theo mười người khác cùng nhập khẩu, làm tăng mậtđộ dân cư đô thị trong khi hạ tầng chưa đáp ứng được. Đồng thời phải có giảipháp kiềm chế sự gia tăng phương tiện cá nhân trong đô thị hiện nay. Ông Tiệmcũng yêu cầu xử lý nghiêm, ngăn chặn có hiệu quả hành vi đua xe ngay từ đầu.“Phương tiện đua xe cần tịch thu và bán để lấy tiền hỗ trợ trẻ em nghèo” - ôngTiệm nói.
Với lực lượng cảnhsát giao thông, ông Tiệm đề nghị phải khôn khéo, xử sự có văn hóa, lịch sự vớidân khi thực hiện công vụ. “Trường hợp thanh niên không đội mũ bảo hiểm bỏ chạythì không nên đuổi theo mà chỉ cần ghi biển số xử lý sau, tránh những tai nạn,tổn thất không đáng có và gây bức xúc dư luận”.
Kém quyếtliệt
Bộ trưởng Hồ NghĩaDũng nói năm 2007 TNGT tăng cao, Chính phủ ra nghị quyết kiềm chế TNGT và nhờthực hiện ráo riết nên năm 2008 giảm 1.539 người chết. Nhưng từ năm 2009 do thựchiện kém quyết liệt nên chỉ giảm 78 người chết và năm 2010 giảm 47 người, khôngđạt được mục tiêu giảm 5% số người chết.
Ông Dũng cũng lýgiải khảo sát ở 100 quốc gia về TNGT thì thấy có khoảng 1,2 triệu người chết mỗinăm, bình quân mỗi nước có 12.000 người chết. VN vẫn không phải là nước có tỉ lệngười chết nằm trong nhóm cao. Dù vậy, TNGT đang là vấn đề rất nghiêm trọng đốivới nước ta nên năm 2011 phải đặt ra mục tiêu giảm 3% số người chết, giảm các vụTNGT nghiêm trọng gây chấn động, bức xúc trong xã hội. Giải pháp để đạt được mụctiêu này vẫn là ưu tiên tuyên truyền đều khắp trong cả nước, nhất là chú trọngtuyên truyền cho học sinh trong nhà trường.
Để hạn chế TNGT dohạ tầng, ông Dũng đề nghị đảm bảo duy tu đường sá. Thi công công trình phải antoàn và hoàn trả mặt đường tốt, tránh tình trạng gây “hố tử thần” như ở TP.HCM.“Tai nạn xảy ra do hạ tầng kém là một lẽ, nhưng có khi có hạ tầng tốt vẫn xảy ratai nạn vì tổ chức giao thông không tốt, không ngăn chặn được tình trạng vi phạmđi lại lộn xộn như đại lộ Thăng Long, đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương” - ôngDũng nhấn mạnh.
|
Theo TuấnPhùng
Tuổi Trẻ