Hội đồng bảo anLiên Hiệp Quốc lại ra nghị quyết mới bày tỏ sự quan ngại về chương trình hạtnhân của Iran. Tuy nhiên, tất cả dừng lại ở lời nói nhờ nỗ lực ngăn cản củaNga và Trung Quốc.
Nóng mắt với Iran
Trước đây, giới chức Nga,Trung đều đổ lỗi cho chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush vìsự bất hợp tác với các nỗ lực đàm phán nhằm giải quyết vấn đề hạt nhânIran, hay thậm chí là gây sức ép quá đáng buộc Tehran phải cân nhắc khảnăng chế tạo vũ khí nguyên tử nhằm đảm bảo an ninh quốc gia.
Tuy nhiên, chính sách ưutiên ngoại giao của Tổng thống Mỹ đương nhiệm Obama đối với bài toánIran cũng như nhiều vấn đề khác khiến không ít quan chức trong giới lãnhđạo Nga, Trung nghĩ rằng, chính Tổng thống Iran Ahmadinejad mới là ngườiphải chịu trách nhiệm chính cho cuộc khủng hoảng hạt nhân của nước này.
Sau nhiều năm theo đuổinỗ lực ngoại giao cũng như các biện pháp trừng phạt đơn phương và đaphương, chính quyền Iran vẫn cương quyết làm giàu uranium trong nước màkhông cần sự hỗ trợ trực tiếp từ nước ngoài. Quốc gia Hồi giáo cũng từchối đáp ứng mọi yêu cầu của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc, trong đó cóviệc tạm ngưng chương trình làm giàu uranium như là một điều kiện tiênquyết để khởi động đàm phán.
Vì vậy, lãnh đạo Nga,Trung không giấu khỏi sự nóng mắt trước sự ngoan cố của Iran. Theo đó,trong các hội nghị quốc tế, giới chức của Moscow và Bắc Kinh hạn chếtiếp xúc công khai với nhà lãnh đạo Ahmadineja, đồng thời cố gắng tránhxa những tuyên bố cứng rắn chống Do Thái và chống Mỹ của Tổng thốngIran.
![]() |
Sự ngoan cố trong chương trình hạt nhân của Iran khiến Nga, Trung nóng giận. Ảnh minh họa: FP. |
Tháng 6/2010, Moscow vàBắc Kinh bất ngờ đứng về phía phương Tây tại cuộc họp của Hội đồng bảoan và bỏ phiếu ủng hộ các biện pháp trừng phạt thứ 4 của Liên Hiệp Quốcđối với Tehran vì những hoạt động đáng ngờ trong chương trình hạt nhân.Theo phương Tây, những hoạt động này vi phạm các nghị quyết trước củaHội đồng bảo an nhằm cấm Iran làm giàu uranium cho đến khi quốc gia Hồigiáo này có thể minh bạch hóa những hoạt động hạt nhân hiện tại và trongquá khứ của mình với IAEA.
Bên cạnh đó, sự nóng giậnđối với Iran của Nga và Trung Quốc còn có thể thấy rõ khi hai nước nàytuyên bố rằng, Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) mà Moscow và Bắc Kinhcùng lãnh đạo không thể kết nạp Tehran là một thành viên đầy đủ với lýdo Iran đang phải chịu sự trừng phạt của Liên Hiệp Quốc.
Đi xa hơn nữa, sau hàngloạt tuyên bố đầy mâu thuẫn của giới chức Nga, điện Kremlin thông báorằng, lệnh trừng phạt thứ 4 của Liên Hiệp Quốc cấm Moscow bán hệ thốngtên lửa phòng không S-300 cho Tehran. Quyết định này làm “mát mặt” giớichức phương Tây và Israel, vốn luôn cảnh báo rằng, hợp đồng cung cấp vũkhí này có thể buộc Israel tấn công Iran.
Thông báo này của điệnKremlin rõ ràng cho thấy sự thay đổi thái độ. Trước đó, giới chức Ngakhăng khăng rằng, S-300 là một vũ khí phòng thủ và việc cung cấp thứ vũkhí này cho Iran hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế cũng như luậtNga. Tuy nhiên, cuối cùng vì sự mất kiên nhẫn của mình với Tehran,Moscow quyết định “trừng phạt”.
Theo giới phân tích, cảhai quyết định này của Nga và Trung Quốc đều viện dẫn lý do về nghịquyết trừng phạt của Liên Hiệp Quốc một cách rất chủ quan. Trên thực tế,Bắc Kinh và Moscow hoàn toàn có thể tranh luận rằng, các nghị quyếttrừng phạt của Hội đồng bảo an có phạm vi ảnh hưởng rất hạn chế, theođó, việc Iran có được hệ thống S-300 hay tư cách thành viên đầy đủ tạiSCO không liên quan gì đến các nghị quyết này.
Tuy nhiên, Moscow và BắcKinh không làm vậy vì quá nóng mặt cũng như còn phải tính toán thiệthơn. Thực tế nếu không thực hiện hợp đồng cung cấp S-300 thì Nga vẫn cóthể bán nhiều vũ khí khác. Ngoài ra, đóng băng hợp đồng S-300 với Irancòn có thể giúp Nga nhận lại được sự đáp lễ từ phía Mỹ và Israel khichấm dứt việc cung cấp vũ khí cho Gruzia.
Còn phía Trung Quốc thìcũng có lý do riêng cho việc ngăn cản Iran bước vào SCO bởi Bắc Kinhkhông muốn sự hiện diện của Tehran sẽ biến SCO thành một tổ chức chốngMỹ, một điều chắc chắn quốc gia Hồi giáo sẽ thúc đẩy nếu là thành viênđầy đủ của tổ chức này.
Không thể bỏ rơiIran
Tuy nhiên, sau khi "nguôigiận", Nga và Trung Quốc lại bao bọc Iran. Dù ra mặt kêu gọi Iran chấmdứt những hoạt động gây tranh cãi trong chương trình hạt nhân của mìnhhoặc minh bạch hóa các hoạt động đó, giới chức Moscow và Bắc Kinh vẫnkiên quyết ngăn cản phương Tây ban hành các nghị quyết trừng phạt mớivới Tehran.
Bất chấp việc các nhàngoại giao phương Tây luôn miệng tuyên bố rằng, các biện pháp trừng phạthiện nay không còn hiệu quả trong việc giải bài toán hạt nhân Iran nêncần phải cứng rắn với quốc gia Hồi giáo này hơn nữa song Nga và TrungQuốc vẫn một mực kêu gọi khôi phục các nỗ lực đàm phán, quan điểm màIran hoàn toàn ủng hộ.
![]() |
Moscow và Bắc Kinh vẫn một mực kêu gọi khôi phục các nỗ lực đàm phán về vấn đề hạt nhân Iran. Ảnh: Raceforiran. |
Không chỉ vậy, Bắc Kinhvà Moscow còn tìm mọi cách trì hoãn việc công bố bản báo cáo mới nhấtcủa IAEA, trong đó có nhiều chi tiết bất lợi về chương trình hạt nhânIran; đồng thời khẳng định, nỗ lực công khai nội dung báo cáo sẽ chỉkhiến tình hình thêm phức tạp và dập tắt hy vọng giải quyết vấn đề nàythông qua con đường ngoại giao.
Kết quả là, 5 thành viênthường trực của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc gồm Anh, Trung Quốc,Pháp, Nga, Mỹ cùng với Đức vừa nhất trí một bản thảo nghị quyết chung vềvấn đề Iran để đệ trình lên IAEA. Tuy nhiên, nghị quyết chỉ bày tỏ “quanngại ngày càng sâu sắc” về những nghiên cứu có thể dẫn tới việc pháttriển vũ khí hạt nhân của Iran. Thực tế, nghị quyết này chỉ mang tínhtượng trưng và không thể đi đến hành động cứng rắn bởi sự “án ngữ” củaNga và Trung Quốc.
Cụ thể, nghị quyết mớikêu gọi Iran tạo điều kiện để IAEA có thể tiếp cận những cơ sở hạt nhânhay tài liệu cũng như chuyên gia có liên quan đến chương trình hạt nhânđể điều tra về cáo buộc Iran nghiên cứu và thử nghiệm vũ khí nguyên tử.Tuy nhiên, bản dự thảo nghị quyết không đề cập đến việc đệ trình bản báocáo của IAEA lên Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc, động thái có thể dẫntới quyết định can thiệp quân sự vào Iran.
Lợi ích là trênhết
Nỗ lực che chở Iran củaNga và Trung Quốc khiến dư luận không khỏi tò mò về động cơ phía sau đó.
Quả thực, cả Bắc Kinh vàMoscow đều không muốn Tehran sở hữu vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, vì lợiích của chính mình, Nga – Trung không thể quay lưng lại với Iran.
Xét dưới góc độ kháchquan nhất, quan điểm xưa nay của cả Nga và Trung Quốc đều là ủng hộquyền được phát triển hạt nhân vì mục đích hòa bình, ví dụ như để sảnxuất điện...
Sách trắng quốc phòngTrung Quốc năm 2008 nêu rõ, Bắc Kinh duy trì quan điểm rằng, vấn đề hạtnhân của Tehran cần được giải quyết thông qua con đường ngoại giao, đồngthời chấp nhận một Iran phát triển hạt nhân dân sự.
Hồi năm 2007, Tổng thốngNga khi đó là Vladimir Putin cũng cương quyết cho rằng: “Chúng ta khôngcó bằng chứng gì về tham vọng sở hữu vũ khí hạt nhân của Iran. Vì vậy,chúng ta có thể tin theo giả thuyết rằng, Tehran không có khát vọng đó.Tuy nhiên, chúng tôi chia sẻ quan điểm với các đối tác khác rằng, Irancần minh bạch chương trình hạt nhân của mình”.
Nhiều nhà phân tích chorằng, rất có thể trong nhiệm kỳ tới, ông Putin cũng sẽ giữ quan điểmnày.
![]() |
Nga luôn bênh vực Iran vì gắn liền lợi ích với quốc gia Hồi giáo này. Ảnh: Diplomat. |
Thêm vào đó, giới chứcNga và Trung Quốc có thể muốn thay đổi thái độ của chính quyền Iran songhết sức lo ngại về một sự thay đổi chế độ tại quốc gia này. Cả hai nướcnày đều thấy rõ từ cuộc biểu tình hồi năm 2009 tại Iran rằng, nếu pheđối lập Tehran lên nắm quyền, họ sẽ không bắt tay với Moscow và BắcKinh.
Khả năng đó gần như chắcchắn xảy ra bởi những người biểu tình khi đó hô vang khẩu hiệu chống Ngavà Trung Quốc và chỉ trích sự ủng hộ của họ với chế độ của Tổng thốngAhmadinejad.
Hơn nữa, chế độAhmadinejad trụ vững sẽ mang lại lợi ích không nhỏ đối với Nga và TrungQuốc mà trước tiên là trong lĩnh vực kinh tế. Lâu nay các lệnh trừngphạt đơn phương và đa phương ngăn cản các công ty phương Tây đầu tư vàoIran. Điều này tạo nên lợi thế rõ ràng cho các doanh nghiệp Nga và TrungQuốc.
Do đó, suốt thập kỷ qua,các nhà ngoại giao Nga, Trung không ngừng nỗ lực “gọt bớt” các lệnhtrừng phạt của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc đối với Iran bởi nó có thểảnh hưởng đến sự hợp tác năng lượng và kinh tế của họ với Tehran. Nhờ sựcương quyết của mình mà họ có thể loại bỏ được những chi tiết bất lợicho lợi ích kinh tế của họ trong các nghị quyết trừng phạt của Hội đồngbảo an.
Ngoại trừ thỏa thuậnS-300, quan hệ thương mại giữa Nga và Iran đều không bị ảnh hưởng nhiềubởi các lệnh trừng phạt. Moscow vẫn là một trong những nhà cung cấp vũkhí lớn nhất của Tehran và các công ty Nga vẫn duy trì được vị thế dẫnđầu trong nỗ lực giúp Iran phát triển ngành công nghiệp năng lượng dânsự, trong đó có lĩnh vực điện hạt nhân.
Trong khi đó, Trung Quốccũng là đối tác thương mại lớn của Iran. Các công ty Trung Quốc đã thếchân vào hầu hết vị trí trong ngành năng lượng Iran mà các doanh nghiệpphương Tây phải buộc lòng từ bỏ.
Theo Thứ trưởng IranHossein Noghrekar, các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào ngành nănglượng Iran tới 40 tỷ USD và đại diện của Tehran và Bắc Kinh đang bànthảo về kế hoạch xây dựng thêm 7 nhà máy lọc dầu tại quốc gia Hồi giáo.
Nhìn chung, kim ngạchthương mại giữa Tehran và Bắc Kinh hàng năm tăng tới 30%. Ngoài ra,Trung Quốc vẫn duy trì mức tăng 10-15% lượng dầu thô nhập khẩu từ Iran,trong khi xuất khẩu cho Tehran cũng không ít mặt hàng như xe máy, sảnphẩm dệt may, hàng tiêu dùng, máy móc và các thiết bị gia dụng khác.Cùng với đó, Iran cũng nhập khẩu từ Trung Quốc một số vũ khí, đặc biệtlà tên lửa. Đặc biệt, dù sở hữu trữ lượng dầu thô và khí ga khổng lồnhưng Iran vẫn phải mua các sản phẩm xăng dầu từ một số nước, trong đócó Trung Quốc.
Do đó, chế độ Ahmadinejadthân Nga, Trung sụp đổ thì đồng nghĩa với việc nền kinh tế Iran quay trởlại thời kỳ trước những năm 2000, khi mà các nước phương Tây là đối tácchính của các doanh nghiệp Iran.
Không chỉ vậy, việc duytrì một chính quyền Iran chống phương Tây như hiện nay sẽ giúp Nga vàTrung Quốc đảm bảo lợi thế ngoại giao. Cuộc chạy đua của Iran và phươngTây nhằm tranh giành sự ủng hộ của Nga và Trung Quốc sẽ càng củng cố vịthế của hai nước này. Họ sẽ có thể dễ dàng gây sức ép buộc Chính phủ cácnước phương Tây thỏa hiệp trong một số vấn đề trong khi cũng có thể canngăn Tehran ủng hộ các tay súng Hồi giáo tại Nam Caucus hay Tân Cương.
Theo Đất Việt