Nhiều người cho rằng giang mai chỉ lây qua quan hệ tình dục. Nhưng đó chỉ là phần nổi. Thực tế, nhiều ca nhiễm không thuộc nhóm nguy cơ, thậm chí có lối sống lành mạnh, bạn tình ổn định. "Sai lầm" duy nhất của họ là lơ là trong một số thói quen sinh hoạt, vô tình tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm nhập. 

Thực tế cho thấy, dù lây qua đường tình dục là chủ yếu, nhưng giang mai còn có thể truyền qua vết thương hở trên da hay niêm mạc, mẹ sang con, truyền máu hoặc dụng cụ y tế nhiễm khuẩn. Dù tỷ lệ lây qua các đường này thấp, nhưng trong bối cảnh dịch biến đổi phức tạp, chúng ta không thể bỏ qua.

Theo phân tích trên Tạp chí Da liễu Trung Quốc năm 2021, khoảng 13.4% bệnh nhân giang mai mới phát hiện phủ nhận có hành vi nguy cơ cao. Con số này phá vỡ định kiến "giang mai chỉ liên quan đến tình dục". Nếu truy ngược nguồn lây, 13.4% này thường liên quan đến 3 hành vi sau:

Tại sao ngày càng nhiều người mắc giang mai Cảnh báo Ngoài quan hệ tình dục nguy cơ cao 3 hành vi cần được kiểm soát

1. Dùng chung vật dụng cá nhân

Khăn mặt, bàn chải đánh răng, dao cạo... nếu dính dịch tiết hoặc máu của người nhiễm, xoắn khuẩn giang mai có thể sống sót vài giờ trong môi trường ẩm, đủ khả năng lây bệnh. Đặc biệt tại nhà tắm công cộng, tiệm cắt tóc giá rẻ, cơ sở làm đẹp kém vệ sinh - nơi thường xuyên tiếp xúc với da tổn thương.

2. Dịch vụ xuyên chích không đảm bảo

Xăm hình, xỏ khuyên, châm cứu ở cơ sở không giám sát y tế là "điểm mù" nguy hiểm. Đây là hệ quả của "ảo giác an toàn", mọi người quá tin vào vẻ ngoài "chuyên nghiệp" mà quên mất xoắn khuẩn giang mai có thể xâm nhập qua vết thương cực nhỏ.

3. Vận động tiếp xúc da kéo dài

Không chỉ các môn võ tiếp xúc như vật, boxing..., mà cả yoga, phòng gym – nơi da tiếp xúc trực tiếp thường xuyên cũng tiềm ẩn nguy cơ.

Nghiên cứu của Đại học Tokyo theo dõi 116 vận động viên tập luyện võ thuật, phát hiện 3 người nhiễm giang mai dù không có tiền sử lây qua tình dục hay tiêm chích, chỉ do da liên tục bị trầy xước trong quá trình tập.

Kiểu tiếp xúc cường độ cao, kéo dài, kết hợp với mồ hôi tạo điều kiện cho lây truyền không điển hình, đặc biệt khi mồ hôi làm suy yếu hàng rào bảo vệ da.

Tại sao ngày càng nhiều người mắc giang mai Cảnh báo Ngoài quan hệ tình dục nguy cơ cao 3 hành vi cần được kiểm soát

Giang mai còn lây nhiễm do những nguyên nhân sau:

Hệ miễn dịch suy giảm: Yếu tố thầm lặng

Nhiều người nghĩ hệ miễn dịch là bất biến, nhưng thực tế nó là một mạng lưới động. Khi cơ thể tiếp xúc lâu dài với môi trường độc hại như ô nhiễm, sinh hoạt thất thường, thực phẩm nhiều phụ gia..., hệ miễn dịch rơi vào trạng thái "dung nạp nhưng hiệu quả kém".

Trạng thái này khó phát hiện, nhưng khi gặp xoắn khuẩn giang mai, hệ miễn dịch có thể phản ứng chậm, tạo cơ hội cho mầm bệnh lây lan.

Sự suy giảm miễn dịch đặc biệt rõ ở người trẻ, liên quan trực tiếp đến lối sống, chế độ ăn và lạm dụng thuốc.

Lây truyền từ mẹ sang con: Vấn đề đáng báo động

Dù sàng lọc giang mai cho thai phụ đã trở thành quy trình chuẩn nhưng vẫn có nhiều ca "lọt lưới".

Nguyên nhân nằm ở "cửa sổ thời gian" của xét nghiệm. Kháng thể không đặc hiệu (như RPR) có thể cho kết quả âm tính giả trong giai đoạn đầu nhiễm bệnh. Một nghiên cứu cho thấy 9.2% thai phụ nhiễm bệnh giai đoạn sớm có kết quả âm tính giả khi xét nghiệm thông thường.

Thêm vào đó, thiết bị lạc hậu ở một số cơ sở y tế và trình độ nhân viên hạn chế khiến nhiều thai nhi phơi nhiễm mầm bệnh ngay trong bụng mẹ. Hậu quả của lây truyền dọc này cực kỳ nghiêm trọng như thai chết lưu, dị tật bẩm sinh, hoặc trẻ sinh ra mang mầm bệnh nhưng không biểu hiện ngay, bỏ lỡ giai đoạn can thiệp vàng.

* Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, nếu có vấn đề sức khỏe, hãy thăm khám bác sĩ chuyên khoa!

Theo Thương trường