Bán nhà tiền tỷ cho con, cuối đời mẹ mất trong ân hận và nước mắt

Mẹ tôi mất vào một buổi chiều cuối mùa đông, trong căn nhà thuê...

Chào chị Hà Thị P.T., tôi là người ít tâm sự chuyện gia đình với người ngoài, đặc biệt là trên báo chí, mạng xã hội…

Nhưng đọc tâm sự của chị, tôi lại thấy bóng dáng chuyện gia đình mình trong đó nên tôi viết vài dòng cho chị.

Trong câu chuyện của tôi, người đòi khoản tiền bán nhà, bán đất không phải chồng tôi mà lại là anh trai tôi – người con do bố mẹ tôi dứt ruột đẻ ra, càng khiến tôi thêm đau lòng.

Mẹ tôi có 2 người con, là anh trai và tôi. Bố tôi mất nhiều năm về trước nên một mình bà phải gồng gánh nuôi các con khôn lớn. Cuộc đời bà chưa một ngày nào được thảnh thơi cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay. Nghĩ đến điều này, lòng tôi lại đau như cắt…

Sau bao năm dành dụm, bà cũng có được một khoản tiền để xây lại ngôi nhà khang trang, những tưởng sau này sẽ sống cùng gia đình con trai. Thế nhưng, mọi việc không diễn ra như thế. 

Chị dâu vì sợ va chạm mẹ chồng nên đã đề nghị ở riêng ngay khi mới cưới. Anh chị mua một căn chung cư ở thành phố. Mẹ tôi đành vay mượn để cho anh chị một khoản tiền lớn.

Sau này, khi chúng tôi đều đã có cuộc sống riêng, mảnh đất nơi mẹ đang sống một mình bỗng nhiên được giá, mẹ thành người sở hữu một tài sản lớn.

Anh trai tôi nhiều lần bí vốn làm ăn đã bày tỏ ý muốn mẹ bán căn nhà đang ở, đầu tư cho anh làm ăn. Mẹ tôi không đồng ý, anh tỏ thái độ hậm hực, rất khó chịu.

Mấy năm trước, anh làm ăn thua lỗ nên vay một khoản tiền lớn để tái đầu tư. Lãi mẹ đẻ lãi con, lại thêm chỗ đầu tư mới không có kết quả, anh thành người vỡ nợ. Số tiền mượn của người ta lên tới mấy tỷ đồng.

Anh chị chạy vạy khắp nơi để xoay tiền giải quyết. Nhưng anh đã vay mượn nhiều, nên không thể vay thêm được nhiều nữa. Cuối cùng, anh lại quay về cầu cứu mẹ.

Thấy con trai khóc lóc, lòng người mẹ nào có thể dửng dưng? Mẹ tôi rao bán gấp căn nhà, để có tiền cho anh giải quyết công việc. Sau đó, bà đành dọn đồ đạc lên ở chung với con trai và con dâu.

 Bán nhà tiền tỷ cho con, cuối đời mẹ mất trong ân hận và nước mắt-1


Cuộc sống ban đầu diễn ra tốt đẹp. Nhưng nửa năm sau, những mâu thuẫn, bất đồng bắt đầu xảy ra.

Mẹ tôi và chị dâu vốn có nhiều khác biệt về quan điểm, cách sống nên không ít lần va chạm. Không khí trong nhà vô cùng ngột ngạt.

Một lần, hai bên mâu thuẫn, chị dâu lớn tiếng xúc phạm bà. Không dám trái lời vợ, anh tôi nhìn thấy cảnh đấy nhưng im lặng. Mẹ tôi quá buồn bã, đành dọn đồ ra ngoài ở.

Thời điểm bán nhà, bà đưa hết tiền cho con trai và con dâu làm ăn, chẳng giữ lại chút gì để phòng thân. Vì vậy khi ra ngoài thuê riêng phòng để ở, cuộc sống của bà chỉ trông chờ vào đồng lương hưu ít ỏi.

Tôi thương mẹ nên thường xuyên sang để chăm sóc, an ủi mẹ. Tôi ngỏ ý đón bà về ở chung với mình nhưng vì ngại con rể, bà từ chối.

Những năm cuối đời, mẹ tôi sống trong căn nhà thuê. Bà vẫn luôn tiếc thương mảnh đất cũ, nơi bà và bố tôi đã có bao nhiêu kỉ niệm từ những ngày rất xưa.

Bà cũng không còn qua lại với con trai, con dâu. Ngày bà mất, anh trai tôi khóc lóc nhưng nỗi ân hận đã quá muộn màng.

Qua câu chuyện đau xót của gia đình, tôi tự rút ra cho mình bài học trong việc nuôi dạy con cái. Cha mẹ có thể cho con học, tạo cho con một chiếc ‘cần câu cơm’, đừng rút gan rút ruột dồn hết tài sản, nuôi dưỡng sự ỷ lại, ích kỷ của con.

Tôi hy vọng, gia đình bạn có được quyết định sáng suốt cho tất cả mọi chuyện.

 

Theo Vietnamnet

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vietnamnet.vn/vn/doi-song/tam-su/ban-nha-tien-ty-cho-con-cuoi-doi-me-mat-trong-an-han-646941.html

chuyện gia đình


Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.