Bé trai 5 tuổi đến nhà nhận bố, tôi hơi hối hận vì 17 năm không chịu sinh con

Người phụ nữ trẻ đem con trai 5 tuổi đến nhà nhận bố, chồng tôi phân vân lưỡng lự khiến tôi nghĩ dường như mình sai lầm khi chọn cuộc sống hôn nhân không con cái.

Vợ chồng tôi quen nhau khi làm cùng một công ty. Lúc mới làm quen, anh cực kỳ chiều chuộng, tử tế với tôi. Vốn có chút nhan sắc, tôi cũng tự tin rằng anh sẽ không thay lòng đổi dạ, và rồi chúng tôi tính chuyện hôn nhân.

Do không muốn sinh con, trước khi cưới, tôi đã thẳng thắn bày tỏ với bạn trai quan điểm kết hôn nhưng không đẻ của mình, rằng tôi muốn hai vợ chồng tập trung tình yêu và sự quan tâm vào nhau. Tôi hy vọng sau khi kết hôn, hai người có thể ở trạng thái DINKs. DINKs là viết tắt của cụm từ "Dual/Double Income No Kids", nghĩa là thu nhập nhân đôi, không có con cái, hai vợ chồng đều có công ăn việc làm, có hai nguồn thu nhập nhưng không sinh con. DINKs là lối sống mà vợ chồng đều không cần sinh con và thực tế không sinh con chung.

Bạn trai tôi quê ở nông thôn và có tư tưởng khá truyền thống nên không thể chấp nhận cuộc sống hôn nhân kiểu DINKs. Do đó hai đứa chia tay, tôi chuyển sang công ty khác.

Bé trai 5 tuổi đến nhà nhận bố, tôi hơi hối hận vì 17 năm không chịu sinh con-1

(Ảnh minh họa)

Một ngày nọ, anh gọi điện cho tôi, nói không thể quên được tôi nên chấp nhận kết hôn và không sinh con, hứa sẽ giúp tôi sống một cuộc đời thoải mái. Kể từ đó, chúng tôi yêu lại. Sau hơn một năm hẹn hò, chúng tôi kết hôn. Khi lấy nhau, tôi không nhận sính lễ của nhà chồng. Hai đứa ở trong căn nhà là tài sản trước hôn nhân của tôi.

Chớp mắt, chúng tôi đã cưới nhau được 17 năm; nay tôi đã 42 tuổi. Trong vài năm gần đây, tôi suy nghĩ nhiều về lối sống hôn nhân không con cái của mình, lưỡng lự muốn phá bỏ trạng thái này. Thú thật, có những lúc tôi hối hận vì đã quyết định như vậy, nhưng chưa bao giờ bày tỏ sự hối hận trước mặt chồng. Tôi cũng lo ngại về các vấn đề thể chất và tinh thần khi cố gắng làm mẹ ở tuổi ngoài bốn mươi.

Ban đầu, tôi nghĩ vợ chồng mình sẽ dùng hạnh phúc và trải nghiệm bên nhau để bù đắp cho tiếc nuối không có con; dù sao chồng tôi cũng rất tốt với tôi trong suốt những năm chung sống. Nào ngờ, cách đây vài ngày, một phụ nữ khoảng 30 tuổi đến nhà chúng tôi cùng cậu bé chừng 5 tuổi, nói rằng cô muốn con trai được nhận bố.

Điều này đã hoàn toàn phá vỡ tình cảm giữa tôi và chồng. Trước sự chất vấn của tôi, anh thừa nhận mình có quan hệ huyết thống với bé trai đó.

Hóa ra, người phụ nữ này và chồng tôi là đồng hương, từng là đồng nghiệp trong một công ty. Trong khoảng thời gian làm cùng nhau, hai người phát sinh tình cảm, qua lại như tình nhân. Khi người tình có thai, chồng tôi vốn dĩ không muốn để cô ta sinh con, nhưng người phụ nữ kia lại quá yêu anh nên quyết tâm giữ lại đứa con rồi cắt đứt liên lạc.

Hiện tại, vì thể diện, danh tiếng, vật chất và các yếu tố khác, cô ta muốn đấu tranh để tạo lập một gia đình hoàn chỉnh với chồng tôi, để con trai có bố.

Chưa hết bàng hoàng vì sự thật này, tôi lại tuyệt vọng vô cùng khi thấy chồng phân vân, không có quyết định dứt khoát. Anh nói rằng bản thân cảm thấy rất mâu thuẫn vì hai vợ chồng có mối quan hệ sâu sắc, kết nối về mặt tinh thần rất cao, nhưng anh cũng không muốn từ bỏ quyền làm cha của mình.

Trước sự lưỡng lự của chồng, tôi có ý định ly hôn. Xin hỏi mọi người, ly hôn liệu có phải là quyết định đúng? Tôi có phải là kẻ đáng thương nhất trong cuộc tình này? Liệu đây có phải là cái giá mà tôi phải trả khi lựa chọn lối sống hôn nhân không con cái?

 

Theo VTC

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vtcnews.vn/be-trai-5-tuoi-den-nha-nhan-bo-toi-hoi-hoi-han-vi-17-nam-khong-chiu-sinh-con-ar859980.html

sinh con


Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp
Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.