Bố chồng nghỉ hưu về ở chung, ngày nào ông cũng bắt chuẩn bị 2 thứ khiến tôi choáng váng

Thời gian tôi ở chung với mẹ chồng, bà rất tốt và xem tôi như con ruột. Nhưng với bố chồng, ông luôn giữ khoảng cách với tôi.

Tôi và chồng yêu nhau từ thời đại học. Đến khi ra trường, chúng tôi xin phép bố mẹ hai bên tổ chức đám cưới luôn. Xong hôn lễ, tôi về nhà chồng cách nhà mình hơn 100 km rồi lập nghiệp ở đó. Dù lấy chồng xa rất nhớ bố mẹ đẻ nhưng may mắn tôi luôn được chồng quan tâm, yêu thương hết mực.

Nhà chồng có hai anh em trai, đều đã lập gia đình. Chúng tôi đều ở riêng nhưng không mấy khi va chạm, nói chung mọi người đều vui vẻ mỗi lần tụ họp bên nhau ngày lễ Tết. Gần đây, tôi sinh con thứ hai, mẹ chồng sang phụ giúp tôi việc nhà. Bố chồng ở nhà một mình không có ai cơm nước nên ông lại sang nhà con cả ở.

Thời gian tôi ở chung với mẹ chồng, bà rất tốt và xem tôi như con ruột. Nhưng với bố chồng, ông luôn giữ khoảng cách với tôi. Mỗi lần ông đến nhà là tôi phải tiếp đón như một vị khách sộp. Từ việc cơm nước đến cư xử, ông đều để ý từng ly từng tí. Mỗi tháng ông đến có một lần mà tôi cảm thấy vô cùng căng thẳng.

Có lần tôi bận quá không nấu nướng được thì gặp đúng hôm ông đến chơi. Tiện trong tủ lạnh có gì tôi lấy ra cả nhà ăn nhưng đúng lúc cầm đũa lên thì ông nói giọng mỉa mai: "Chả mấy khi bố đến nhà mà mày cho bố ăn uống đạm bạc quá. Thiếu tiền à, để bố đưa cho. Còn nếu không thiếu tiền thì như thế là không tôn trọng bố rồi".

Bố chồng nghỉ hưu về ở chung, ngày nào ông cũng bắt chuẩn bị 2 thứ khiến tôi choáng váng-1

Dù lời nói không hề tục tĩu nhưng tôi nghe đắng cay trong lòng. Tôi chỉ dám nhẹ nhàng trả lời: "Vâng, con xin rút kinh nghiệm lần sau sẽ không như thế nữa. Ban đầu con chỉ nghĩ cùng là gia đình thì có gì ăn nấy, chứ không ngờ lại làm bố phật lòng".

Bố chồng là người đàn ông quyền lực trong nhà. Ông kiếm ra tiền và là người quyết định tất cả kinh tế. Vì thế từ mẹ chồng tôi hay các anh em nhà chồng đều sợ ông. Một lời nói của ông rất có trọng lượng và không thể thay đổi. Khi chúng tôi cưới nhau, bố chủ động cho nhà riêng nhưng nhất định chưa sang tên cho vợ chồng chúng tôi. Dù đã 7 năm trôi qua, ông vẫn răn đe câu nói: "Nếu chúng mày láo thì ra đường bất cứ khi nào".

Ngay cả đến mẹ chồng tôi, dường như bà cũng không chịu được chồng mình. Vì đã có lần tôi nghe bà phàn nàn với hàng xóm chuyện của ông như thế nhưng không dám nói ra. Bà thường tìm nhiều lý do sang nhà các con để tránh mặt ông. Huống gì chúng tôi là con thì đành phải chịu. Đúng là trên đời này, một khi gặp bố chồng ghê gớm thì hơn nhiều so với các bà mẹ chồng.

Gần đây, bố chồng về hưu, anh chồng thì chuyển công tác nên ông không ở bên đó nữa. Ông bảo sẽ về ở chung với vợ chồng chúng tôi, dù không thích nhưng tôi không thể phản đối, vì trên danh nghĩa ngôi nhà đó vẫn đứng tên của ông.

Về ngày đầu, ngày thứ hai ông gọi tôi ra bảo: "Này con, giờ bố về ở chung với chúng mày rồi thì ngày nào cũng phải cơm nước đầy đủ cho bố, mua cả rượu và thuốc lá để bố thư giãn đầu óc mỗi khi căng thẳng". Nghe xong tôi chỉ biết vâng dạ nhưng nghĩ bụng quả là vô lý, giờ ông già rồi mà còn đòi những thứ gây hại cho sức khỏe. Rồi lỡ tôi mua về ông dùng nhiều bị làm sao lại đổ lỗi cho tôi. Tôi có nên tâm sự chuyện này với cả nhà không, hãy cho tôi lời khuyên.

(Xin giấu tên)

Theo Vietnamnet


bố chồng


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.