- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bố có muốn đến viện dưỡng lão?
Tuổi già thường làm người ta nhỏ bé, yếu đuối và dựa dẫm đi biết bao nhiêu! Bố tôi nói nếu sau này bố không còn tự lo cho bản thân được nữa, nếu các con không có khả năng chăm sóc, thì đưa bố vào viện dưỡng lão, vào đó thay đổi môi trường lúc này lại vui thú hơn.
- 78 tuổi có 3 người con, lương hưu 21 triệu/tháng, tôi cùng vợ vào viện dưỡng lão sau nhiều lần phiền tới hàng xóm: Tôi có tiền, không muốn trông đợi vào con cái!
- Cụ bà tử vong trong viện dưỡng lão, nguyên nhân đến từ một đường ống bên cửa sổ: Ai chịu trách nhiệm?
- Gặp lại tình đầu trong viện dưỡng lão, tôi có nên yêu lại?
Còn nhớ, sau khi bà tôi mất mấy năm, một mình ông ở căn nhà nhỏ. Tuổi già yếu, con cái bận đi làm, ai sẽ chăm sóc cho ông, quan trọng nữa là chăm sóc như nào mới tốt. Mọi người bàn nhau hay đưa ông đi viện dưỡng lão.
Ông không từ chối như những người bạn già khác khi nghe về viện dưỡng lão. Ông không sợ con cháu bỏ rơi mình, chỉ cười khà khà hỏi: "Thế hả?".
Bố tôi và cô chú đưa ông đi tham quan viện dưỡng lão. Ông vẫn thử đi xem, ngắm nghía. Rồi ông lại bảo thôi ông thích ở nhà, chẳng đâu bằng nhà. Ông thích ăn ngủ theo giờ giấc của mình, ông nói ông còn tự lo được thì cứ tự do sống, không muốn phải phụ thuộc vào ai.
Bố tôi lo ông ở một mình, đón ông lên ở cùng. Ông cũng thử đi để xem sao, rồi ông lại bảo thôi ông thích về nhà, chẳng đâu bằng nhà.
Minh họa AI: Vy Thư
Ông cười khà khà nói mình bằng này tuổi, còn sống được bao lâu nữa mà lo ánh mắt dị nghị của người khác, mình chỉ còn sống cho mình nữa thôi, con cái cũng sống cuộc đời chúng. Ở đâu tốt thì mình chọn.
Tuổi già thường làm người ta nhỏ bé, yếu đuối và dựa dẫm đi biết bao nhiêu! Bố tôi nói nếu sau này bố không còn tự lo cho bản thân được nữa, nếu các con không có khả năng chăm sóc, thì đưa bố vào viện dưỡng lão, vào đó thay đổi môi trường lúc này lại vui thú hơn.
Ông bạn hàng xóm đến hỏi bố tôi, con cái định đưa ông vào viện dưỡng lão, thế có nên đi hay không? Ông sợ hàng xóm chê cười, nói con cháu bất hiếu.
Bố hỏi lại: "Thế ông đã nói chuyện với con ông chưa? Ông ở nhà có phiền tới chúng nó không, mà ông đi thì chi phí sẽ như thế nào. Đã là gia đình là phải bàn bạc với nhau, tìm ra giải pháp phù hợp nhất, không có đúng sai".
Bố tôi còn nói thêm tùy điều kiện kinh tế gia đình và mong muốn của bố mẹ nữa. Bố mẹ thấy vui vì mình vẫn còn có thể quyết định được và vẫn còn minh mẫn, nếu phù hợp thì các con cũng phải tôn trọng nguyện vọng của bố mẹ. Hy vọng đến tuổi đó chỉ có khỏe mạnh, minh mẫn; có mất cũng ra đi nhẹ nhàng, không làm gánh nặng cho con cái, cũng không phải chịu đựng bất lực, đau đớn dày vò gì.
Có lần mấy người bạn của ông tôi đến thăm ông sau cơn bệnh, mọi người cảm thán mấy nay ông không đi tập, hội các cụ thấy buồn thấy nhớ lắm. Cứ từ từ, dần dần từng người một rời đi, người thì theo con cháu chuyển đi, người thì mất, người nằm liệt giường…
Ông chỉ im lặng lắng nghe.
Lúc đó các cụ nói về sống chết, về ra đi, về mồ mả mà cười phớ lớ.
Lúc đó tôi mới nhận ra sống chết cũng là quy luật tự nhiên, sợ hãi để làm gì, điều gì đến vẫn sẽ đến.
Ông đã mãn nguyện cả một đời nỗ lực, dù còn nuối tiếc nhưng cũng không sợ hãi trước khó khăn. Căn nhà chỉ còn lại những kỷ niệm năm xưa nhưng những gì được học từ ông luôn theo dấu con cháu, ảnh hưởng đến cách suy nghĩ, cách sống của con cháu đến tận sau này.
Tôi đã luôn lo lắng không thể cho bố một cuộc sống tốt nhất. Bố tôi thì bình tâm và bình thản trước mọi việc đến và đi trong cuộc sống.
Ông bà đã mất mấy năm, ngày ra mộ thắp nén hương cho ông, bố cẩn thận lau chùi từng chiếc lư hương, cốc nước.
Ông và bố, hai người hai thế hệ khác nhau đã dạy cho chúng tôi bài học về sự dũng cảm và bình an, chẳng cần đao to búa lớn, nói đạo lý làm người, mà chỉ bằng chính cuộc sống và thái độ sống của bản thân.
Theo NLĐ
-
Tâm sự4 giờ trướcBạn trai tôi thường xuyên "đốt tiền" vào những trò cá cược đỏ đen trên mạng, không ít lần tôi phải đi trả nợ thay cho anh ta. Dù tôi đã nhiều lần chia tay nhưng bạn trai liên tục níu kéo, thậm chí dọa dẫm khiến tôi không thể dứt khoát.
-
Tâm sự14 giờ trướcNghe xong những lời bạn của chồng nói, tai tôi như ù đi, chân run không đứng vững.
-
Tâm sự16 giờ trướcBố cô không may mắc bệnh trọng và đã qua đời hồi đầu năm. Mọi thứ đến quá nhanh, quá đột ngột làm cho nỗi đau, sự hẫng hụt của mẹ con cô mỗi ngày mở rộng ra mãi.
-
Tâm sự20 giờ trướcĐọc tờ giấy được chuẩn bị kỹ càng về nội dung, câu từ mà tôi suýt ngất vì sốc.
-
Tâm sự1 ngày trướcôi bất ngờ nhận ra người mà mấy tháng qua đã quan tâm, chu đáo với hai mẹ con.
-
Tâm sự1 ngày trướcTôi rất được mẹ chồng yêu mến chiều chuộng, nhưng gần đây bà lại tỏ thái độ khó chịu.
-
Tâm sự1 ngày trướcCháu đã vào đại học, đã có rung động với bạn gái. Nhưng cháu thực sự không dám yêu vì sợ đưa bạn gái về nhà, một là bạn ấy "chạy mất dép", hai là bạn ấy bị mẹ "đồng hoá"...
-
Tâm sự2 ngày trướcNăm nay cô 32 tuổi. Mấy năm nay, cô luôn bị người nhà hối thúc việc tìm hiểu, yêu đương, xây dựng gia đình...
-
Tâm sự2 ngày trướcChồng ngoại tình khiến tôi suy sụp, nhưng thất vọng hơn là cách hành xử của anh ta khi bị vợ biết chuyện.
-
Tâm sự2 ngày trướcVợ chồng chúng tôi cứ bị kẹt giữa một bên là mong muốn con vươn xa, một bên mong các con không rời khỏi vòng tay của mình.
-
Tâm sự3 ngày trướcThấy anh trai vất vả chăm sóc cháu nhỏ, tôi cầm lòng không nổi nên nói ra ý định đón cháu về nuôi.
-
Tâm sự3 ngày trướcCó con trai hiểu chuyện, thương vợ con là đáng mừng nhưng mẹ chồng tôi lại cho rằng, anh nuông chiều vợ, sẽ có ngày bị tôi "trèo đầu cưỡi cổ".
-
Tâm sự3 ngày trướcYêu thương để đến với nhau cùng đám cưới và tờ hôn thú là một quá trình dài nhưng với nhiều cặp vợ chồng, để ly hôn được, cũng không dễ dàng gì!