Bố ốm, chị dâu không đoái hoài gì, nhưng lúc hấp hối lại đến tranh giành quyền thừa kế, khi nhìn thấy đồ đạc của ông tôi bật khóc nức nở

Cách đây vài tháng, bố ốm nằm liệt giường thì thấy chị dâu đến. Chưa biết tình hình sức khỏe ông ra sao thì chị mở lời với những từ ngữ vô lý.

Mẹ mất từ hồi tôi lên 5 tuổi, bố một mình nuôi hai anh em khôn lớn. Biết hoàn cảnh nhà mình, anh em tôi rất yêu thương nhau và cố gắng học hành. Lớn lên, anh có công việc ổn định và cưới được người vợ trong gia đình danh giá. Cả bố và tôi rất mừng cho anh được thành tài như ngày hôm nay. Còn tôi thì yêu và cưới bạn thời cấp 3, hai chúng tôi dù không giàu có nhưng luôn cảm thông, đùm bọc lẫn nhau.

Vì chị dâu không muốn ở nhà chồng nên anh trai tôi ở rể. Tôi lấy chồng cũng gần nhà nên chạy qua chạy lại trông nom bố tuổi già. Bố hay đau ốm, bác sĩ nói rằng ông bị bệnh tim. Vì lo lắng nên tôi chủ động xin nghỉ việc để lo chăm sóc. Biết chuyện, chồng tôi không cằn nhằn hay ngăn cản, anh còn khuyên tôi nên làm tròn chữ hiếu. Nghĩ bố cả đời hi sinh vì con cái nên lúc này tôi thương ông hơn bao giờ hết. 

Anh trai tôi do công việc bận nên phải đi công tác suốt, có khi hai tháng với về nhà rồi anh mới qua thăm bố được. Nhưng chị dâu thì tỏ ra như không có chuyện gì, biết bố chồng ốm, chị dửng dưng và luôn lấy lý do do bận chăm con cái nên không có thời gian chăm.

Chị còn khéo nhờ tôi: "Cô chịu khó chăm bố nhé, chị bận lắm, anh thì vắng nhà suốt". Nhưng tôi nghĩ nhà chị có giúp việc, có ông bà giúp đỡ, làm gì bận đến mức bố chồng nằm đau ốm cả tuần mà chị vẫn không qua hỏi thăm một câu. Tôi cảm thấy buồn lắm, nhà neo người mà khi có việc lại một tay tôi lo liệu, chị dâu thì sống lạnh nhạt như người ngoài.

Bố ốm, chị dâu không đoái hoài gì, nhưng lúc hấp hối lại đến tranh giành quyền thừa kế, khi nhìn thấy đồ đạc của ông tôi bật khóc nức nở-1

Cách đây vài tháng, bố ốm nằm liệt giường thì thấy chị dâu đến. Chưa biết tình hình sức khỏe ông ra sao thì chị mở lời: "Bố giờ già yếu rồi, có tài sản gì thì bố di chúc lại luôn đi. Chồng con là con trai duy nhất trong nhà, mọi thứ bố cân nhắc để lại cho anh ấy thì chúng con mới có trách nhiệm thờ cúng sau khi bố qua đời". 

Nghe chị dâu nói tôi tức lắm, không ngờ chị lại nhắm vào tài sản chứ chẳng để ý đến sức khỏe của bố tôi làm sao. Tôi uất hận nói thẳng: "Này chị, chị nghĩ xem, về làm dâu nhà này được mấy năm nay, chị đã làm được gì nào, chăm lo cho bố chưa? Bố ốm lâu nay chị không chăm lấy một ngày, giờ còn đòi thừa kế cái gì? Em vốn dĩ không muốn đụng chạm nhưng chị nói chối quá nên em phải lên tiếng". Đây là lần đầu tiên tôi với chị dâu to tiếng qua lại với nhau, nên chị tức lắm, đay nghiến thêm một câu: "Giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng" rồi quay lưng bỏ về.

Bố nằm trên giường nghe chúng tôi nói qua lại, ông rơm rớm nước mắt rồi gọi tôi lại nói rằng có 100 triệu tiền mặt trong tủ, sẽ để lại cho anh trai, còn tôi thì ông tặng cho chiếc gối ông hay nằm. Chiếc gối tuy cũ nhưng được xem là kỉ vật do chính tay mẹ tôi may, còn thêu hình hoa và chữ "hạnh phúc" bên trên. Nhiều năm qua, bố vẫn giữ chiếc gối đó bên mình không rời ngày nào. Nghe bố nói, tôi khóc nấc lên và chỉ mong ông sớm khỏe trở lại, sống vui vẻ bên con cháu.

Một thời gian sau, bố đột ngột ra đi khiến tôi đau buồn vô hạn, dù đã có gia đình nhưng tôi vẫn còn cảm giác bơ vơ khi không còn cả cha lẫn mẹ, anh trai thì cũng có cuộc sống riêng. Sau đám tang, ngồi trên giường, tôi ôm chiếc gối bố để lại bỗng thấy bên trong có vật cứng. Mở ra thì đó là cuốn sổ tiết kiệm 500 triệu và dòng thư tay bố để lại cho tôi. Nước mắt tôi lại dâng trào, bố sống tằn tiện vì con cái, luôn yêu thương tôi cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay. 

(thutrang...@gmail.com)

Theo Vietnamnet


chị dâu em chồng


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.