Chồng đưa 100 nghìn đi chợ, chị dâu mua đủ thứ vẫn dư 20 nghìn, tôi xin bí quyết chi tiêu thì chị cho xem luôn sổ tay hàng ngày

Cơm trưa xong, chị đưa tôi vào phòng, mở tủ ra lấy cuốn sổ cầm tay đưa cho tôi khẽ bảo: "Sổ tay đi chợ của chị đấy. Đây là bí quyết chị chưa bật mí cho ai đâu, em xem tham khảo".

Anh tôi mới cưới được 2 năm, cuộc sống hôn nhân khá hạnh phúc êm đềm. Chị dâu là người xuề xòa, biết điều, đảm đang, thương các em chồng như em ruột. Ngược lại với chị, anh tôi là người kỹ tính, gia trưởng. Anh thắt chặt chi tiêu gia đình, chồng cầm kinh tế, mọi quyết định trong nhà đều do anh hết. Vậy mà chị tôi vẫn chiều được tính anh, lựa theo chồng mỗi ngày.

Tôi thì khác chị, tính bốc đồng, cầm tiền trong nhà, tiêu hơi hoang, nhiều tháng phải đi vay thêm để sinh hoạt. Thay vì nhịn chồng thì tôi lại hơn thua, chồng thường nín nhịn, xuống nước với tôi là chính. Nếu anh cũng như tôi, cũng căng thẳng có lẽ 2 vợ chồng đã chia tay rồi chứ chẳng ở được 5 năm như bây giờ.

Chồng đưa 100 nghìn đi chợ, chị dâu mua đủ thứ vẫn dư 20 nghìn, tôi xin bí quyết chi tiêu thì chị cho xem luôn sổ tay hàng ngày-1(Ảnh minh họa)

Cứ ngỡ anh mình chỉ khắt khe chi tiêu ở mức độ vừa phải, vậy mà hôm thứ 2 tuần trước tôi qua chơi, thấy anh đưa cho chị 100 nghìn đi chợ, lại có cả tôi ở nhà ăn cơm nữa. 100 nghìn, 5 người ăn thì mua gì bây giờ? Cơm khách nhà tôi hôm nào cũng phải mua ít nhất gấp 3 lần số đó hoặc hơn mới tươm tất. Vậy mà anh trai tôi lại tặc lưỡi bảo: "100 nghìn mua cả bữa tối đấy cô em. 2 năm qua chị dâu mày ngày nào chẳng cầm 100 nghìn đi chợ. Vậy mà nhiều hôm vẫn dư tiền!".

Không hiểu chị mua thế nào mà lại dư tiền, tôi ở nhà đợi chị đi chợ về xem thế nào. Đồ ăn chị mua tươm tất, nhiều thứ lắm. Nào là cá, thịt, rau... Vậy mà chị còn khoe bữa nay thừa 20 nghìn. Hoang mang trước lời chị nói, tôi không hiểu gì khi chị mua từng ấy thứ mà hết có 80 nghìn. Chỗ đồ này toàn tươi ngon chẳng phải ôi gì cho cam.

Chồng đưa 100 nghìn đi chợ, chị dâu mua đủ thứ vẫn dư 20 nghìn, tôi xin bí quyết chi tiêu thì chị cho xem luôn sổ tay hàng ngày-2(Ảnh minh họa)

Bất ngờ trước tài chi tiêu siêu đỉnh của chị, tôi nài nỉ xin chị bí quyết thì chị gật đầu đồng ý. Cơm trưa xong, chị đưa tôi vào phòng, mở tủ ra lấy cuốn sổ cầm tay đưa cho tôi khẽ bảo: "Sổ tay đi chợ của chị đấy. Đây là bí quyết chị chưa bật mí cho ai đâu, em xem tham khảo". Mở nó ra, tôi sốc nặng khi các loại thực phẩm đắt tiền ở mục "Số tiền đã chi" đều là mẹ chị mua cho. Hầu như 100 nghìn anh trai tôi đưa, chị chỉ mua được rau, đậu, lạc, trứng, cá khô.

Ngã ngửa khi biết bí quyết chi tiêu của chị, tôi hỏi sao mẹ chị chị tốt thế. Chị cười ậm ừ bảo: "Hồi mới cưới, chị cầm 100 nghìn đi chợ không biết mua gì. Về nói với mẹ, bà sợ con cháu thiếu chất, ăn uống kham khổ nên bù trừ cho. Nhà có mỗi mình chị nên ông bà xót. Chứ để sống bằng 100 nghìn anh cô đưa chắc nhà suy dinh dưỡng hết rồi".

Hóa ra là thế, vậy mà tôi cứ tưởng chị tài giỏi thế nào. Tất cả là nhờ vào nhà ngoại hết, còn anh trai tôi thì chẳng biết gì. Anh vẫn cứ hà tiện từng đồng, không cho vợ mua quá 100 nghìn, nếu chị dâu mua thừa thì tiền đó mua đồ ăn sáng. Đàn ông không để vợ cầm tiền, chi ly từng đồng một khó sống lắm. Vậy mà chị vẫn cố chịu đựng, tôi cũng phục chị. Nếu không nhờ nhà ngoại lo liệu vợ chồng chị có yên ấm tới hôm nay không? Còn tôi, tôi chẳng học được chị bí quyết đó. Mẹ đẻ tôi không có tiền, lương hưu lại càng không. Nhưng ít ra tôi được cầm tiền, chồng tôi không hà tiện, khó khăn như anh trai tôi. 

(bichtram...@gmail.com)

Theo Vietnamnet


chị dâu


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.