- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Vợ hỏi ‘nghề nội trợ được thưởng Tết bao nhiêu’, chồng nghe xong tái mặt
Hai năm liên tiếp, ông xã không cho tôi về Tết bên ngoại mà chỉ vun vén lo tiền lì xì, quà cho nhà chồng. Không thể nín nhịn, tôi vùng lên đòi quyền lợi, yêu cầu chồng thưởng Tết.
Có những lựa chọn, mình biết là sai lầm nhưng ở thời điểm ấy, chẳng có con đường nào khác để đi. Đó là tôi của 5 năm trước, lúc quyết định nghỉ việc, ở nhà chăm con, làm nội trợ.
Sau 3 năm kết hôn, vợ chồng tôi nhờ thụ tinh nhân tạo mới có con gái đầu lòng. Đứa con này là món quà quý giá mà vợ chồng tôi trong ngóng suốt mấy năm trời. Vì vậy, chúng tôi muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho con.
Lúc tôi sinh con, bố mẹ hai bên không hỗ trợ cả vật chất lẫn tinh thần. Vợ chồng tôi thay nhau chăm con và làm việc.
Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài thì hiệu quả làm việc của chúng tôi sẽ giảm đáng kể. Thu nhập và vị trí đang có khó có thể duy trì.
Trong tình thế đó, ông xã đề nghị tôi nghỉ việc, ở nhà chăm con. Anh tập trung làm việc và làm thêm bên bất động sản.
Tôi băn khoăn, lo lắng một ngày nào đó mình trở thành kẻ ăn bám trong mắt chồng. Thế nhưng, anh khẳng định hiểu những hy sinh của tôi, không bao giờ có ý nghĩ khinh thường vợ.
Thời gian đầu, sau giờ làm, anh tranh thủ về sớm, chơi với con để tôi lo cơm nước, dọn dẹp nhà cửa. Anh kể cho tôi nghe chuyện công việc, đồng nghiệp ở công ty. Điều đó khiến tôi vui vẻ, cảm giác mình không bị bỏ lại phía sau.
Chồng làm ra tiền, xem thường vợ nội trợ. Ảnh minh họa: Pexels
Một năm sau, anh thường lấy lý do ra ngoài gặp đối tác để nhậu nhẹt đến khuya. Tất cả việc nhà, chăm con đều một mình tôi quán xuyến.
Những lúc con bệnh, tôi thực sự mệt mỏi đến mức muốn buông xuôi. Vậy mà, anh còn nhậu say, về nôn khắp giường. Tôi phải thức trắng đêm lau dọn nhà cửa, nấu mì, pha nước chanh… cho anh.
Không được chồng san sẻ việc nhà, tôi tự nhủ, mỗi người một việc, anh đi làm vất vả, kiếm tiền thì mình làm hậu phương. Tôi chọn khi buồn thì khóc một trận, rồi tiếp tục chịu đựng. Tôi không dám to tiếng hoặc yêu cầu chồng thay đổi.
Tết năm ngoái, dịch bệnh, công ty của anh cắt giảm lương thưởng. Thế nên, anh chọn về nội ăn Tết cho đỡ tốn kém.
Điều lạ là anh nói công ty giảm lương thưởng nhưng những khoản mua sắm quà cáp, tiền lì xì cho nhà chồng không thiếu món nào.
Còn nhà ngoại, anh đưa tôi 500 nghìn đồng, bảo mua giỏ quà gửi về quê. Tôi rất tủi thân, muốn mua thêm vài thứ nhưng trong người không có tiền riêng.
Từ ngày nghỉ làm, tôi luôn ngửa tay xin tiền chồng. Ngoài các khoản tiền chợ, tã sữa, thuốc men, tôi cần mua đồ lót, cắt tóc, làm móng… thì phải chờ chồng cho tiền.
Năm nay, chồng tôi sử dụng “điệp khúc” công ty cắt giảm lương thưởng và tiếp tục chọn về nội mùa Tết. Tôi cố nén cơn giận, hỏi anh chuyện sắp xếp quà Tết cho nội ngoại.
Và, đúng như tôi dự đoán, nhà ngoại chỉ có giỏ quà trị giá 500 nghìn đồng, còn nhà nội được chi không thiếu một khoản nào.
Tôi trách chồng sống không công bằng, bên trọng bên khinh, năm ngoái về nội thì năm nay về ngoại. Nghe thế, chồng tôi nổi máu gia trưởng, to tiếng: “Tôi làm ra tiền thì bố mẹ, anh chị bên tôi phải được phần hơn”.
Tôi chỉ chờ câu nói đó để trút hết uất ức bao năm. Tôi hỏi anh: “Nội trợ thì không phải làm việc sao? Tôi ở nhà làm tất cả những việc không tên để anh yên tâm kiếm tiền.
Tôi làm nhiều hơn cả người giúp việc, vừa làm vợ vừa làm mẹ. Vậy mà, anh khẳng định chỉ có anh làm ra tiền.
Nếu anh đã sòng phẳng như thế thì làm ơn tính xem phải trả lương, thưởng Tết công cán “nội trợ” của tôi là bao nhiêu?
Tôi sẽ dùng đúng số tiền đó để về thăm bố mẹ, lì xì cho các cháu của tôi. Tôi thề chẳng chìa tay xin anh thêm một đồng nào nữa”.
Nói xong, tôi quay sang chồng thì thấy anh tái mặt, không nói nên lời. Tôi không rõ anh đã hiểu nỗi khổ, vất vả của vợ hay chưa.
Nhưng, tôi chắc chắn mình đã nói và làm đúng. Anh cần phải biết dù làm nội trợ, tôi vẫn có quyền tiêu tiền anh làm ra.
Theo Vietnamnet
-
Tâm sự7 giờ trướcMẹ chồng kể, năm nào bà cũng phải sắm sửa cho bố mẹ đẻ nhưng năm nay có tôi rồi, bà giao toàn bộ cho con dâu mới. Tuy nhiên, mẹ lại không đưa cho tôi đồng nào.
-
Tâm sự7 giờ trướcChồng tặng quà Tết cho bố mẹ vợ, nhìn giỏ quà biếu tôi quá thất vọng.
-
Tâm sự12 giờ trướcSau cuộc cãi vã với chồng, tôi đến dự đám cưới bạn thân trong sự ấm ức và sự hổ thẹn với bạn. Khi về, cảm giác tủi thân dâng trào khiến tôi chỉ muốn kết thúc cuộc hôn nhân này càng nhanh càng tốt.
-
Tâm sự18 giờ trướcTrong bữa tiệc, một người đồng nghiệp cũ của tôi tỏ ra ái ngại khi thấy tôi lủi thủi dỗ con khóc, còn chồng vẫn mải mê chúc rượu cùng đội nhân viên trẻ.
-
Tâm sự1 ngày trướcNhìn bác giúp việc từ trong nhà chạy ra mở cửa, tôi choáng váng không dám tin vào mắt mình.
-
Tâm sự1 ngày trướcNhìn vào tờ hóa đơn toàn loại quà Tết đắt tiền, tôi sụp đổ khi biết chồng đã lén mua tặng cho ai.
-
Tâm sự1 ngày trướcChồng tôi lúc nào cũng cho rằng, phụng dưỡng bố mẹ là trách nhiệm của con trai, còn tôi phận gái đã lấy chồng nên tập trung lo cho nhà chồng.
-
Tâm sự2 ngày trướcNhìn vào sự chênh lệch tiền và quà Tết giữa hai bên nội ngoại, tôi thấy chồng thiếu tôn trọng nhà vợ.
-
Tâm sự2 ngày trướcSự quá quắt của bà thông gia khiến mẹ tôi tổn thương vô cùng.
-
Tâm sự2 ngày trướcChồng ngoại tình, tôi đau khổ tìm tới bố chồng để mong ông can thiệp dạy bảo con trai từ bỏ sai lầm.
-
Tâm sự2 ngày trướcHai vợ chồng cô mấy ngày nay lại tranh cãi về chuyện năm nay ăn Tết bên nào. Lấy chồng 5 năm rồi nhưng cứ Tết đến là hai người lại không thống nhất được điều này.
-
Tâm sự3 ngày trướcVẫn biết không nên so sánh với người khác nhưng tôi vẫn không kìm được lòng mình mà rơi nước mắt.
-
Tâm sự3 ngày trướcTôi có tâm muốn tặng quà Tết cho mẹ chồng, nào ngờ vấp phải thái độ bực tức từ bà.