Nhất quyết không bao giờ nộp tiền lương hàng tháng cho vợ, chồng tôi mù quáng nghe theo lời mẹ "cúng" hết lương cho em gái

Đến mức này thì tôi không thể chịu đựng thêm nữa. Tôi không ngờ lương vợ chồng tôi lại phải đưa "đều đặn như vắt chanh" cho cô em chồng hàng tháng như vậy.

Cuối cùng tôi cũng nhận lời yêu của anh. Anh hơn tôi 5 tuổi, nhà cùng dãy phố, còn gì gần gũi và thuận lợi hơn chứ. Nhà anh bố mất sớm, mẹ anh tảo tần, nuôi anh và cô em gái ăn học, khôn lớn và trưởng thành. Anh và cả cô em gái đều học giỏi. Anh đi du học bằng học bổng do chính anh đạt được tại Pháp và mới quay trở lại Việt nam. Cuộc sống của gia đình anh, nhìn từ ngoài vào, đều thấy là một gia đình đáng mơ ước, khi có những đứa con ngoan và một bà mẹ giỏi giang như vậy.

Tôi yêu anh ngay từ buổi đầu gặp lại. Da trắng còn nguyên vẹn "mùi Tây", cặp kính cận và đôi mắt hiền lành đến ngơ ngác! Anh về nước và đã được một doanh nghiệp Pháp tại Việt Nam tiếp nhận vào làm việc với một mức lương đáng mơ ước.

Nhất quyết không bao giờ nộp tiền lương hàng tháng cho vợ, chồng tôi mù quáng nghe theo lời mẹ cúng hết lương cho em gái-1(Ảnh minh họa)

Hồi còn yêu nhau, tôi hay qua nhà anh thăm mẹ và em gái anh. Có cảm giác, dù đã 27 tuổi nhưng mọi việc cá nhân của anh đều do 1 tay mẹ lo liệu. Rồi cô em gái anh cũng lấy chồng. Tôi có một niềm hả hê nho nhỏ rằng, nếu về nhà chồng, cũng bớt đi áp lực phần nào.

Ngày tôi về nhà chồng, ai cũng bảo tôi là người sung sướng nhất trong đám bạn bè học cùng, vì lấy được chồng trí thức, mẹ chồng giỏi giang, sẽ được cậy nhờ. Mọi việc trong nhà, đều do mẹ tôi quyết định. Chồng tôi, theo thói quen, tháng nào cũng nộp hết tiền lương cho mẹ, và tôi - nàng dâu mới về nhà chồng cũng không thể không theo nếp cũ đó.

Các khoản mua sắm trong nhà, vợ chồng tôi muốn mua gì đều phải xin tiền mẹ. Mọi việc trở nên "ngột ngạt" hơn, kể từ khi tôi chuẩn bị sinh đứa con đầu. Bao thứ phải mua sắm, mà cứ phụ thuộc vào mẹ chồng khiến tôi bức bối. Đêm về, tôi quyết đấu tranh với chồng về việc đó. Anh bảo: "Kể từ ngày bố còn sống, nhà anh đã thế rồi. Bây giờ cũng vậy, có sao đâu em? Em cần gì cứ bảo mẹ". Nhưng anh đâu biết thời 4.0 rồi, bao thứ phát sinh đối với mẹ bỉm sữa như tôi, cứ phụ thuộc thế này sẽ không chịu nổi mất. Cuối cùng, anh lựa chọn phương án trung lập, 50% đưa mẹ và 50% để tôi giữ.

Chiều qua, thấy cô em chồng về sụt sùi cùng mẹ chồng tôi, đứng trong buồng nghe rõ tiếng bà nói với chồng tôi: "Em gái con đến xin mẹ tiền mua cái máy tính mới để đi làm, do máy tính cũ đã bị hỏng. Hàng tháng mẹ đều cho nó thêm hai triệu, từ ngày con đưa vợ con giữ một nửa lương, phần chi tiêu của mẹ không đủ. Con xem có hỗ trợ thêm cho em được không?".

Nhất quyết không bao giờ nộp tiền lương hàng tháng cho vợ, chồng tôi mù quáng nghe theo lời mẹ cúng hết lương cho em gái-2(Ảnh minh họa)

Đến mức này thì tôi không thể chịu đựng thêm nữa. Tôi không ngờ lương vợ chồng tôi lại phải đưa "đều đặn như vắt chanh" cho cô em chồng hàng tháng như vậy, chưa kể các khoản phát sinh, trong khi tôi muốn mua trước một ít thuốc bổ bà bầu cũng còn phải đắn đo.

Tôi nói với chồng, muốn tự chủ và độc lập kinh tế, không muốn phụ thuộc vào mẹ chồng nữa. Anh thì quá nhu nhược và không muốn mất lòng mẹ và cô em gái. Khuôn mặt bạc nhược của anh trước sự căng thẳng giữa mẹ và vợ khiến tôi thấy tức tối với chồng. Anh còn nói: "Vợ, anh có thể không nghe theo, nhưng mẹ, anh luôn muốn vâng lời!".

Đúng là anh đã mù quáng thật rồi! Tôi phải quyết định ra sao khi đang bụng mang dạ chửa thế này? Tôi có nên ly dị không hay vẫn chịu cảnh cách sống phụ thuộc đầy bức bối như hiện nay, rất mong các bạn cho lời khuyên.

(Xin giấu tên)

Theo Vietnamnet


mẹ chồng

em chồng


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.