Dịch phải gửi con về nội, nhưng câu nói của "giặc bên Ngô" khiến tôi quyết thay nhà chồng "dạy dỗ" cô ấy một trận

Tức giận, tôi đứng dậy quyết dạy dỗ “giặc bên Ngô” một cách nghiêm khắc. Em chồng nghe xong cúi mặt lầm lũi bỏ đi.

Hai vợ chồng tôi có con 5 tuổi, cháu nghỉ học đồng nghĩa tôi hoặc chồng phải nghỉ làm ở nhà trông con. Kinh tế của 2 vợ chồng đã eo hẹp, một đứa đi làm sao mà đủ chi tiêu. Giải pháp tốt nhất vợ chồng tôi đưa ra là gửi con về nội, nhờ ông bà chăm cháu giúp.

Vợ chồng tôi vừa gọi điện về ngỏ ý, bố mẹ chồng đã vui vẻ bảo tôi đưa cháu về với ông bà, bao giờ trường cho đi học lại thì đón cũng được. Bố mẹ chồng tôi hơn 60 tuổi, ông bà về hưu hết rồi, còn  khỏe mà không có gì làm cũng chán. Xa cháu nội, ông bà nhớ lắm, đây cũng là dịp tôi để con về với ông bà, nhờ cậy bố mẹ thay tôi trông và chăm cháu.

Dịch phải gửi con về nội, nhưng câu nói của giặc bên Ngô khiến tôi quyết thay nhà chồng dạy dỗ cô ấy một trận-1(Ảnh minh họa)

Cuối tuần nghỉ làm, 2 vợ chồng tôi bắt taxi đưa con về quê gửi. Bố mẹ giữ chúng tôi lại ăn cơm trưa rồi chiều đi cũng không vội. Vậy mà vào bếp nấu cơm, cô Hạ - em chồng tôi đứng khoanh tay bĩu môi giễu cợt: "Có gửi tiền cho bố mẹ đâu mà bắt bố mẹ nuôi cháu, chị chỉ giỏi bòn rút tiền của nhà chồng thôi. Khôn như chị bảo sao có nhà chung cư ở".

Bực mình khi em chồng ngang nhiên nói tôi như vậy, mẹ chồng tôi chưa phàn nàn, ý kiến sao tới lượt cô ấy? Vả lại tôi là chị dâu, là chị mà cô ấy còn hỗn hào, coi thường tôi. Em chồng từ trước đến nay vẫn không thay đổi, vẫn nghĩ tôi lấy anh trai cô là vì tiền, bắt nạt chồng trong mọi chuyện. Hạ đâu có biết, anh trai mình phải mất 7 năm để chinh phục tôi. 

Cô ấy cứ nghĩ căn chung cư vợ chồng tôi mua là tiền của anh mình, nhưng ⅔ tiền nhà là của tôi tích góp rồi cả bố mẹ tôi cho. Chẳng lẽ tôi lại kể thì không hay, nhưng xem chừng em chồng không biết điều. Anh cô ấy làm trưởng phòng thật đấy, có chức có quyền nhưng lương lại chỉ khoảng 10 triệu.

Cố im lặng, kìm chế để tránh xung đột vậy mà cô ấy cứ bắt tôi phải đưa 5 triệu mỗi tháng cho bố mẹ nuôi cháu. Hạ càng ngày càng quá đáng, chèn ép, bắt nạt cả chị dâu. Tức giận, tôi đứng dậy quyết dạy dỗ "giặc bên Ngô" một cách nghiêm khắc:

"Cô thương bố mẹ thế sao không làm lấy tiền trả món nợ 200 triệu cô làm ăn thua lỗ đi, lại để bố mẹ trả hết cho mình vậy? Cô mà tốt, biết thương nhà mình thì đâu đến nỗi bị người ta hủy hôn? Tôi không giàu có, cũng không tốt nhưng có sai cũng không đến lượt cô dạy dỗ. Cô đừng để tôi cho mọi người biết cô sống bằng tiền chu cấp từ người đàn ông đã có vợ nhé".

Dịch phải gửi con về nội, nhưng câu nói của giặc bên Ngô khiến tôi quyết thay nhà chồng dạy dỗ cô ấy một trận-2(Ảnh minh họa)

Bị tôi nói vậy, Hạ im bặt. Tôi biết nhiều về Hạ hơn những gì cô ấy nghĩ. Bởi cô bạn thân với Hạ lại là em họ tôi, nó có gì cũng mách tôi, nhờ tôi khuyên Hạ từ bỏ người đàn ông kia vì vợ ông ta đã mấy lần tìm đến cô ấy dằn mặt rồi nhưng Hạ không biết sợ. Em chồng 27 tuổi, đủ trưởng thành nhưng cách suy nghĩ lại non dại, hỗn hào. 

Hạ thế này tôi chỉ thương bố mẹ, tuổi già đáng được an nhàn, vậy mà cô con gái rượu lại khiến ông bà đau đầu, mất món tiền hưu trí lớn như thế. Tôi đưa cháu về đây gửi ông bà, không có nghĩa là tôi không có trách nhiệm. Thay vì gửi tiền tôi sẽ mua đồ về nhà cho bố mẹ. Vì đã có lần tôi biếu bố mẹ chút tiền tiêu vặt nhưng ông bà không lấy và rất giận. 

Bố mẹ chồng tôi chỉ nghĩ cho con cháu, ông bà lúc nào cũng sợ vợ chồng tôi thiếu thốn chứ chẳng lấy tiền làm gì. Còn cô em chồng còn hỗn, thái độ hay tị nạnh với tôi, tôi cũng chẳng nể nang mà coi nó như em gái ruột để dạy dỗ nghiêm khắc.

(thanhvan...@gmail.com)

Theo Vietnamnet


bố mẹ chồng

em chồng

giặc bên Ngô


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.