Lần đầu về ra mắt, tôi đứng chết trân nói không thành tiếng: Hóa ra đây là bố anh!

Tôi không biết tôi đã về nhà bằng cách nào, bao lâu thì về tới nơi chỉ biết rằng tôi sẽ không bao giờ bước chân vào ngôi nhà đó 1 lần nào nữa.

Tôi không biết tôi đã về nhà bằng cách nào, bao lâu thì về tới nơi chỉ biết rằng tôi sẽ không bao giờ bước chân vào ngôi nhà đó 1 lần nào nữa.

Tôi sinh ra tại một vùng quê của mảnh đất miền Trung. 27 năm trước, ngày tôi sinh ra, mẹ tôi nói lúc đó nhà tôi “bần” lắm, tới cái thau tử tế để bà ngoại đựng nước đỡ đẻ tôi cũng chẳng có mà dùng. Bố tôi cũng vì quá nghèo mà bỏ đi biệt xứ từ khi tôi còn đỏ hỏn.

Trong kí ức, nhà tôi thực sự nghèo, nói nghèo tới mức nào tôi không dám lấy thang để đo ai nhất ai nhì, chỉ nhớ ngày đó mỗi lần vào mùa, mẹ tôi thường nhanh nhanh chóng chóng gặt xong cho nhà mình để ngày hôm sau theo người làng đạp xe đi cấy thuê từ 2-3h sáng tới tận đêm mới về.

Có lần tôi ốm nặng mẹ tiếc nuối đứng tần ngần rồi nuốt nước miếng cái ực, gọi người vào bán chiếc tivi không màu cũ - đồ vật đáng giá nhất trong nhà đổi lấy vài nghìn mua thêm ít thịt để tôi ăn lại sức. Hay mỗi lần bão về 2 mẹ con chui tọt vào chiếc tủ gỗ cũ có từ thời ông ngoại ôm nhau, run cầm cập mong bão chóng qua vì căn nhà tranh xiêu vẹo như sắp gãy đổ.

Tôi từng có một tuổi thơ cơ cực bên mẹ. Ảnh minh họa.

Nhà khó khăn là vậy nhưng mẹ chưa từng 1 ngày để tôi chịu đói, chưa từng 1 lần bảo tôi bỏ học ra đồng như đám bạn. Thậm chí khi tôi lên Hà Nội nhập học, mẹ đã lén cắt phăng mái tóc dài mang ra chợ bán vì nhà chẳng còn thứ gì đáng giá.

Mẹ nói tôi là tương lai là niềm hy vọng của cả bố và mẹ. Mỗi đêm tôi học bài, mẹ ngồi đầu giường nhìn bức ảnh cưới ố vàng quá nửa nói mãi 1 câu quen thuộc: “Ông ấy nói đi kiếm tiền cho con ăn học,... thôi thì mẹ thay ông ấy!” Cho tới 1 ngày, mẹ tôi cũng ngồi đó nhưng thôi nhắc về “bố” chỉ lặng lẽ xé bức ảnh làm đôi. Tôi còn quá nhỏ để hiểu lý do là gì...

Tôi ra trường với tấm bằng khá, nhưng nhờ có vốn ngoại ngữ và kinh nghiệm đi làm thời sinh viên nên may mắn được nhận vào 1 doanh nghiệp nước ngoài với mức lương tương đối cao từ khi còn đi học. Nhiều năm như vậy, cuối cùng mẹ tôi cũng có chiếc tivi màu mới, có căn nhà tuy nhỏ nhưng kiên cố chẳng sợ nắng mưa, có thêm đồng ra đồng vào và từ lâu chẳng còn bị ai liếc mắt, coi khinh vì nghèo khó.

Tôi gặp anh lần đầu khi đang quay cuồng vừa làm luận văn tốt nghiệp vừa đi làm để trang trải cuộc sống, 1 đứa con gái quanh năm chỉ biết tới kiếm tiền như tôi đã từ lâu chẳng mong ước có người thương, thậm chí còn mong đừng ai thương để có thời gian tập trung cho sự nghiệp. Ấy vậy mà tôi phải lòng anh!

Anh dịu dàng, tâm lý lại có công việc ổn định và con nhà Hà Nội bởi vậy thời gian đầu tôi nghĩ mình chẳng xứng với anh. 1 đứa con gái tỉnh lẻ không cha, ngoài mẹ và 1 tấm bằng đại học tôi gần như chỉ là số 0 so với những gì anh có. Nhưng cũng vì yêu, vì sự kiên trì của anh mà tôi chấp nhận mở lòng để anh bước vào cuộc đời tôi và mẹ.

27 tuổi, mẹ tôi cứ giục lấy chồng mãi, anh cũng 29 tuổi rồi cần 1 gia đình nhỏ thay vì chờ đợi tôi. Tôi hiểu điều đó và chấp nhận về nhà anh ra mắt.

Quen nhau 5 năm nhưng vì ngại nên tôi chưa từng về nhà anh trước đó, chỉ nghe anh kể anh có 1 cô em gái kém tôi 1 tuổi, bố mẹ làm chủ 1 doanh nghiệp có tiếng trong ngành xây dựng.

Buổi tối trước khi tới nhà anh tôi trằn trọc không sao ngủ được, tôi không biết nên trả lời những câu hỏi về gia đình như thế nào, rồi lại thoáng chạnh lòng khi tưởng tượng tới đám cưới neo người chỉ có mẹ và vài người bên ngoại (mẹ sinh tôi ở nhà ngoại, tôi chưa từng biết nhà nội mình ở đâu). Lan man mãi cuối cùng tôi cũng chìm vào giấc ngủ.

Sáng sớm hôm sau, tôi chuẩn bị đồ tới nhà anh, vì buổi gặp đầu tiên nên tôi đã mua ít quà cho phải phép. Bố mẹ và em gái anh đều như anh nói, điềm đạm và dễ chịu khiến tôi thấy quen thuộc mà quên luôn mặc cảm ban đầu.

Nói chuyện hồi lâu tôi xuống nhà chuẩn bị đồ nấu ăn cùng mẹ và em gái anh nhưng vừa đi xuống mẹ anh đã bảo đi lên nhà chơi mọi thứ bác chuẩn bị xong cả rồi. Tôi nghe ngại nhưng cũng chẳng biết thế nào đành nghe lời lên nhà tính lấy ít trái cây tôi vừa mua xuống rửa. Khi đi qua phòng khách rồi bất chợt dừng lại trước khung ảnh cưới của bố mẹ anh, càng nhìn kỹ tôi càng thấy kỳ lạ, người đàn ông trong ảnh quá quen thuộc nhưng tôi không biết là ai.

Đang ngẩn người thì anh bước vào, nói cho tôi biết bức ảnh này được bố mẹ anh chụp làm kỷ niệm chứ ngày xưa không làm lễ cưới vì mẹ anh từng 1 lần đò. Anh dĩ nhiên không phải con ruột của người bố hiện tại mà là con của mẹ với chồng trước nhưng từ nhỏ đã được bố chăm sóc yêu thương nên xem như bố đẻ, không có gì khác biệt.

Tôi đau đớn nhận ra người đàn ông đó là bố anh nhưng cũng là bố tôi. Ảnh minh họa.

Tôi càng nghe càng choáng váng, nước mắt chực trào miệng chỉ còn lắp bắp: “Hóa ra, đây là bố anh”, “hóa ra đây là gia đình anh…”, “hóa ra cả nhà anh hạnh phúc tới vậy”, “hóa ra, là như thế…”

Thế còn mẹ con tôi…

27 năm qua mẹ con tôi chờ đợi người đàn ông trên bức ảnh kia từng ngày còn ông ấy hạnh phúc ở đây!

Mẹ tôi đã nghĩ ông ấy không trở lại vì cuộc sống bên ngoài khó khăn chẳng kiếm được tiền nên không dám quay về. Ngày nào bà cũng nói, “nếu ông ấy về sẽ ngạc nhiên lắm vì mẹ nuôi mày tốt quá.” Quả là ngạc nhiên… sau tất cả, ông ấy quên sạch rồi, chẳng mảy may nghĩ tới người vợ quê hay đứa con nhỏ.

Nực cười nhất là 27 năm qua, tôi đã khóc không biết bao nhiêu lần vì tủi thân, vì mong ngóng. Cuối cùng tôi cũng được gặp ông ấy rồi - bố của người ta.

Đầu óc quay cuồng tôi chạy vụt ra khỏi nhà chỉ nghe văng vẳng phía sau tiếng anh người yêu gọi mỗi lúc một gần. Tôi không biết đã về nhà bằng cách nào càng không biết phải đối mặt với sự thật này ra sao. Tôi có có nên nói với mẹ không? Có nên nói với ông ta rằng đứa con dâu này chính là con gái ruột ông ấy chối bỏ? Còn anh người yêu, tôi nên tiếp tục hay chia tay?…

Tôi chỉ biết, tôi hận, cả cuộc đời này sẽ chẳng bao giờ tha thứ cho người đàn ông ấy!

Theo Khám phá


bố người yêu

người yêu


Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.