Mâm cơm chỉ có 1 món rau, 1 món mặn, chị dâu đi chợ hết 100.000 đồng/ngày

Lần nào gọi điện lên thành phố cho con gái, mẹ tôi cũng phàn nàn về chị dâu ở nhà tiêu hoang.

Mâm cơm chỉ có 1 món rau, 1 món mặn, chị dâu đi chợ hết 100.000 đồng/ngày-1

Ảnh minh hoạ

Bố mẹ chỉ sinh được 2 anh em tôi. Anh trai tôi đã ra trường và đang làm việc trong 1 cơ quan Nhà nước ở gần nhà. Tôi đang học đại học năm 3 nên vẫn ở trọ trên Hà Nội. Hai năm trước, bố tôi cũng vào TP.HCM trông công trình cho chú nên ở quê chỉ có mẹ và anh trai tôi.

26 tuổi, anh trai tôi lập gia đình và sống chung với mẹ. Chị dâu là công nhân nhà máy may, đi làm cách nhà 6km. Chị dâu không đẹp nhưng hiền lành, tâm lý, hay nói hay cười. Điều tôi chê nhất là nhà chị nghèo quá. Ngày chị lấy chồng, họ chẳng cho được đồng tiền nào, chỉ cho đúng chiếc xe máy cà tàng để chị đi làm.

Vì ở chung nên mỗi tháng chị dâu và anh trai đi làm được bao nhiêu tiền đều đưa mẹ tôi cầm. Song lương Nhà nước của anh chẳng được bao nhiêu, chưa được 5 triệu đồng/tháng, còn lương của chị được tầm 8 triệu đồng. Tiền này mẹ tôi sẽ lo ăn uống sinh hoạt cho cả gia đình. 

Mâm cơm chỉ có 1 món rau, 1 món mặn, chị dâu đi chợ hết 100.000 đồng/ngày-2

Ảnh minh hoạ

Nhà tôi có thói quen ăn sáng tại nhà nên sáng nào chị dâu cũng dậy nấu bún, miến, phở hay cơm rang, nấu xôi cho cả nhà ăn. Ăn xong anh chị mới đi làm. Trưa đến anh về nhà ăn cơm cùng mẹ còn chị dâu ăn tại công ty. Chiều về chị lại chuẩn bị nấu bữa tối để 3 người cùng ăn. 

Để chị dâu đi làm tiện đường mua thức ăn hàng ngày, sáng nào mẹ tôi cũng đưa chị 100.000 đồng để chị mua đồ ăn. Mẹ đã nhiều lần bảo chị dâu chi tiêu tiết kiệm, tiền ăn mỗi ngày chỉ nên gói ghém trong từng đó. Số tiền còn lại để dành để sau này bầu bí hay sinh con còn sẵn có khoản trông vào.

Cá nhân tôi thấy mẹ đưa tiền như vậy cho chị dâu là quá thoải mái để chi tiêu. Bởi thời còn chưa lên đại học, ở nhà có 3 người mà mẹ cũng chỉ chi tiêu trong chừng đó, có hôm còn ít hơn. Nhiều hôm cầm tiền đi chợ mẹ đưa mà tôi vẫn còn để dư ra được 20-30 nghìn đồng.

Nhưng chị dâu tôi thì không vậy. Dù mẹ chồng đã cố định khoản tiền ăn hàng ngày nhưng không tháng nào chị không kêu là hết sạch tiền. Thậm chí có tháng chị còn bảo thẳng: “Tháng này mẹ phải đưa cho con thêm mấy trăm ngàn nữa nhé, con mua nước mắm, mì chính, bột nêm hết sạch tiền rồi”.

“Sao con tiêu tốn thế, đi chợ cầm 100.000 đồng/ngày mà không để ra được đồng nào, còn tiêu âm nữa”.

“Gì mà dư được chứ, ngày nào hết sạch ngày đó, con toàn phải tự bù tiền làm thêm giờ của mình vào nữa mới đủ đó ạ”. 

Nghe đến đó, mẹ tôi bực quá mắng chị dâu 1 trận. Bà bảo sáng thì ăn bún miến phở nấu tại nhà chẳng đáng bao nhiêu. Trưa và tối có mỗi 2 món trong mâm cơm là rau và 1 món mặn, thi thoảng thêm món xào nữa. Trong khi nhà chỉ có 3 người ăn, mâm cơm đơn giản thế có phải mâm cao cỗ đầy đâu mà tiêu tốn.

Bị mẹ nói lại như vậy, chị dâu mới chịu im không cãi nữa. Sau khi mắng con dâu, bà bực quá gọi cho con gái kể lể luôn. Càng nghĩ tôi càng thấy chị dâu có vấn đề. Liệu có phải chị dâu đi chợ thừa tiền nhưng giấu để tiêu riêng hay lén mang về cho nhà ngoại không. Chẳng lẽ tôi lại xui mẹ lục tủ đồ phòng của chị xem có giấu tiền không.

Thật sự tôi không thể nào hiểu được, mua bán ở quê rẻ hơn thành phố mà hết 100.000 đồng tiền ăn mỗi ngày. Các bà nội trợ ở quê có thể lên tiếng và chia sẻ cho tôi cùng biết với, giờ đi chợ 1 ngày ở quê cho 3 người ăn hết khoảng bao tiền để tôi chìa bằng chứng cho chị dâu xem.

 

Theo vietnamnet.vn

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vietnamnet.vn/mam-com-chi-co-1-mon-rau-1-mon-man-chi-dau-di-cho-het-100-000-dong-ngay-2188535.html

chị dâu


Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.