Mang thai ở tháng thứ 8 vẫn phải bưng nước cho mẹ chồng rửa chân thì vô tình bị đổ, tôi bị chồng tát đau điếng, hôm sau hai mẹ con anh quay ra nói câu này

Một hôm, mẹ chồng nhờ tôi bưng chậu nước ấm ra phòng khách để bà ngâm chân. Lúc mang ra thì bà lại chê là nước không vừa, lạnh quá!

Kết hôn được 3 năm, ban đầu hai vợ chồng tôi sống rất hạnh phúc và tình cảm. Chồng làm việc chăm chỉ và biết chi tiêu hợp lý nên chúng tôi tiết kiệm được một khoản kha khá. Hai vợ chồng nhanh chóng mua được căn hộ trả góp rộng rãi ở trung tâm thành phố. Dù hàng tháng phải trả ngân hàng một khoản nhưng hai vợ chồng tôi luôn đùm bọc, viên mãn trong tổ ấm của riêng mình. Bạn bè ai cũng khen tôi được như vậy là quá ổn rồi, tôi cũng cảm thấy mình là người phụ nữ hạnh phúc nhất trên đời.

Kể từ khi mang thai, chồng khá lo lắng cho sức khỏe của tôi, anh sợ vì bận công việc suốt ngày không chăm tôi cẩn thận được. Anh đề nghị với tôi đưa mẹ ở quê lên sống chung. Theo ý của chồng, bà lên sẽ phụ giúp cơm nước giặt giũ và chăm con dâu những khi chồng tôi vắng nhà. Nghe vậy, tôi cũng an tâm với những viễn cảnh tốt đẹp trong tương lai.

Nhưng ai ngờ kể từ khi sống chung, mối quan hệ giữa mẹ chồng con dâu nảy sinh nhiều vấn đề khó chịu. Mẹ chồng tôi là người cổ hủ, bà lúc nào cũng nói bóng gió chuyện tôi phải sinh con trai. Tôi cũng thẳng thắn đáp trả: "Bọn con không thể quyết định sinh con trai hay con gái được mẹ ạ. Với con, con nào cũng là con miễn bé khỏe mạnh là vui rồi".

Mẹ chồng còn tự ý đi cắt thuốc bắc cho tôi uống với mong muốn đẻ con trai. Tôi nghĩ bụng, bà làm những việc vô lý, phản khoa học thế này không thể chấp nhận được. Nên dù bà có mua cả mấy chồng thuốc thì tôi cũng không dùng một tí nào. Mẹ chồng tức lắm nhưng chẳng làm gì được tôi.

Mỗi lần chồng tôi đi vắng, mẹ chồng cứ nhắc đi nhắc lại câu nói: "Cô đừng nghĩ đang mang thai mà ngồi ì ra đó không chịu làm gì rồi khó đẻ lắm. Con trai tôi đi làm vất vả thì khi nó đi làm về cô phải chăm nom nó cho tử tế. Trước đây, thời chúng tôi mang thai còn phải đi cày cấy cả ngày, giặt giũ cơm nước cho bố mẹ chồng, chứ có sướng như thời bây giờ đâu".

Những lời nói của mẹ chồng khiến tôi ức chế lắm, thời đại nào rồi mà bà còn so sánh xưa và nay. Nghĩ lại, chồng tôi muốn đưa mẹ lên đây để chăm tôi, nhưng kể từ lúc bà lên, tôi còn phải làm nhiều hơn, lại còn bị để ý từng việc nhỏ nhất. Nhưng tôi nghĩ dẫu sao mình cũng sắp sinh rồi nên cố nhịn, bỏ qua những lời nói của mẹ chồng cho yên chuyện.

Một hôm, mẹ chồng nhờ tôi bưng chậu nước ấm ra phòng khách để bà ngâm chân. Lúc mang ra thì bà lại chê là nước không vừa, lạnh quá. Tôi lại phải bê vào pha chậu nước mới nhưng vì bụng to kệ nệ nên lúc bưng trở lại vô tình đánh đổ chậu, nước bắn tung tóe lên mặt mẹ chồng. 

Mang thai ở tháng thứ 8 vẫn phải bưng nước cho mẹ chồng rửa chân thì vô tình bị đổ, tôi bị chồng tát đau điếng, hôm sau hai mẹ con anh quay ra nói câu này-1

Đúng lúc này, chồng tôi đi làm về thì mẹ chồng nhân cơ hội làm lớn chuyện. Bà bù lu bù loa khóc nói rằng: "Con ơi mẹ khổ quá, nhờ nó mang chậu nước cho mẹ mà nó hất hết cả lên mặt mẹ rồi đây này". Chồng tôi chưa hiểu rõ chuyện trắng đen gì đã tát cho tôi một cái đau điếng.

Tôi choáng váng hét to: "Anh nghĩ em làm chuyện này à? Nếu anh không tin tưởng em thì chúng ta ly hôn đi. Có một số chuyện anh hãy hỏi lại mẹ mình ấy". Nói xong tôi chạy về phòng nằm ấm ức kinh khủng. Tôi thu xếp quần áo để chuẩn bị mai về nhà ngoại. Tôi thề sẽ không chịu cảnh sống như vậy nữa, tôi sẽ làm mẹ đơn thân.

Đến hôm sau chồng nói với tôi: "Anh xin lỗi, anh đã xem carema và biết mọi chuyện rồi. Anh cũng đã trao đổi với mẹ, giờ cả anh và mẹ đều hối hận lắm. Em tha lỗi cho mẹ con anh nhé". Chồng còn nói thêm: "Lẽ ra khi bị thiệt thòi bấy lâu nay, em nên nói cho anh biết, đừng nhẫn nhịn như thế. Từ giờ anh sẽ tin tưởng em tuyệt đối, làm việc gì cũng phải xem xét kĩ lưỡng chứ không hồ đồ như vậy nữa". Nhìn vẻ mặt ăn năn của chồng tôi cũng thương lắm, tôi có nên tha thứ cho anh không? Còn chuyện mẹ chồng, hãy cho tôi một lời khuyên kể từ bây giờ sẽ phải cư xử ra sao với bà?


(hongnhung...@gmail.com)

Theo Vietnamnet


mẹ chồng nàng dâu


Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp
Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.