Mang tiếng lấy chồng thành phố mà 2 triệu cho mẹ dưỡng già tôi cũng không có, thua cả các chị gái ở quê

Mỗi nhà mỗi cảnh, tôi giận mình vì không thể giúp được nhiều cho mẹ.

Tôi sinh ra ở ngoại thành Hà Nội, là con út trong gia đình có 3 chị em gái. Bố mẹ tôi đều là nông dân, cả đời lam lũ trên đồng ruộng để nuôi chị em tôi khôn lớn. Hai chị gái tôi lấy chồng ở quê gần cha mẹ. Chỉ có tôi là con út, lên thành phố học đại học rồi lập nghiệp, kết hôn và sinh con luôn ở đây.

Chị em chúng tôi ai cũng có sự nghiệp riêng, được xem là đủ đầy. Chị cả tôi mở cửa hàng bán quần áo, khách hàng rất đông, công việc dường như lúc nào cũng thuận lợi. Chị thứ hai mở tiệm vàng cùng chồng, không lớn lắm nhưng có vẻ thu nhập đủ để chi tiêu thoải mái.

Tôi là người kinh tế kém hơn các chị. Dù được bố mẹ cho học hành nhưng sau này đi làm và vay mượn cũng chỉ đủ mua nhà, hàng tháng vợ chồng tôi đều chạy vạy để trả lãi ngân hàng. Nhiều người nhìn vào gia đình tôi đều nói bố mẹ tôi có phúc khi con cái ai cũng ổn định, không quá cực khổ.

Hai năm trước, bố tôi qua đời vì bệnh nặng. Mẹ tôi vì đau buồn mà suy sụp, sức khỏe dần yếu đi. Sợ mẹ buồn và cô đơn, tôi ngỏ lời mời mẹ lên thành phố sống cùng vợ chồng tôi nhưng mẹ từ chối, mẹ nói rằng đã quen nếp sống ở quê, già rồi cũng không muốn đi xa. Huống hồ, mẹ còn 2 cô con gái lấy chồng gần nhà, bảo tôi đừng quá lo lắng.

Mang tiếng lấy chồng thành phố mà 2 triệu cho mẹ dưỡng già tôi cũng không có, thua cả các chị gái ở quê-1
Ảnh minh họa.

Giờ đây, dù đã gần 70 tuổi nhưng mẹ vẫn còn lam lũ ngoài ruộng đồng. Thấy mẹ yếu bệnh, tôi làm sao mà không lo cho được. Đợt vừa rồi về quê, chị em tôi bàn nhau góp tiền nuôi mẹ, để bà đỡ phải đi làm. Chị cả đề xuất mỗi tháng các con gửi biếu mẹ 8 triệu để mẹ đủ lo chi tiêu sinh hoạt. Vì tôi là em út, gia đình lại khó khăn hơn nên tôi góp 2 triệu, còn lại thì hai chị gái tôi chia đôi mỗi người góp 3 triệu.

Tối hôm đó về lại thành phố, tôi bàn với chồng chuyện góp tiền cho mẹ hàng tháng, cứ nghĩ là anh sẽ vui vẻ đồng ý. Ai ngờ, vừa nghe tôi nói xong anh liền lập tức phản đối: "Em đừng quên mình đang gánh trên lưng khoản nợ ngân hàng, nếu em muốn chu cấp cho mẹ thì hàng tháng tự đi vay. Anh mệt mỏi với nợ nần lắm rồi, không có tiền thì đừng cầu kỳ".

Những lời chồng tôi nói khiến không khí trong nhà trầm hẳn xuống. Mỗi nhà mỗi cảnh, tôi giận mình vì không thể giúp được nhiều cho mẹ. Cứ nghĩ về số tiền biếu mẹ, tôi lại cảm thấy buồn tủi và chán nản. Bởi tôi muốn dù con cái có khó khăn đến đâu cũng không thể để mẹ vất vả. Tuổi mẹ đã già, thời gian sống cũng không còn nhiều, tôi nên thuyết phục chồng thế nào để anh ấy hiểu?


Theo Phụ nữ mới

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phunumoi.net.vn/mang-tieng-lay-chong-thanh-pho-ma-2-trieu-cho-me-duong-gia-toi-cung-khong-co-thua-ca-cac-chi-gai-o-que-d310547.html

lấy chồng


Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.