- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Mạnh tay chi tiền để sắm Tết cho nhà chồng, tôi chẳng những không được khen mà còn bị mắng thế này
Nghe bố chồng mắng, tôi chẳng biết nói gì hơn bởi rõ ràng mua sắm cũng chỉ để cho trong nhà thôi chứ có phải cho mình tôi đâu.
Tôi sinh ra và lớn lên ở thành phố. Nhà tôi chỉ có một mình tôi là con gái lại con út nên từ nhỏ đã được cưng chiều. Thực ra gia đình tôi không phải quá giàu có nhưng kinh tế cũng không tệ, có thể nói rằng tôi được sinh ra và lớn lên trong nhung lụa bởi không chỉ bố mẹ mà hai anh trai cũng dành mọi thứ tốt nhất cho tôi.
Chồng tôi khó khăn hơn. Anh lớn lên từ một làng quê nghèo trong gia đình thuần nông có đông anh chị em. Tuy nhiên, chính điều này đã rèn luyện cho anh một ý chí kiên định hơn hẳn người khác. Có lẽ chính vì vậy mà tôi đã bất chấp sự ngăn cản của gia đình để lấy anh.
Sau khi kết hôn xong, chúng tôi vẫn ở lại thành phố nên nhận được sự giúp đỡ khá nhiều từ bên ngoại. Mua nhà cũng ông bà cho phần nhiều, hàng ngày cũng ông bà đỡ đần con cái,... Mặc dù vậy, bố mẹ tôi chẳng một lời khoe khoang hay kể công gì.
(Ảnh minh họa)
Về phần bố mẹ chồng, biết ông bà không có lương nên mỗi tháng vợ chồng tôi đều gửi 2 triệu để họ tiêu. Thỉnh thoảng bố mẹ chồng có gửi đồ ăn rau quả sạch từ quê lên cho nhưng lần nào ông bà cũng phải kể đi kể lại khoảng chục lần. Nghĩ đó là bệnh tuổi già nên tôi không nói gì, "đằng nào mình cũng có phải sống chung đâu mà sợ", tôi thầm nhủ.
Tết năm nay là năm thứ 2 tôi về nhà nội ăn Tết. Còn nhớ năm ngoái tôi đã mất mấy ngày mới có thể thích nghi với việc sử dụng đồ đạc trong nhà vì chúng đã quá cũ kỹ. Vì vậy năm nay, với số tiền thưởng kha khá, tôi đã quyết tâm chi mạnh để sắm sửa cho nhà chồng.
Từ hồi đầu tháng Chạp, tôi đã bàn với chồng mua cho ông bà 1 cái ti vi để thay cái cũ đang dùng và 1 cái tủ lạnh vì nhà chưa có. Tết nhất, đồ ăn nhiều mà không có tủ lạnh bảo quản thì dễ bị hỏng, nghe nói Tết năm nay còn nắng ấm nữa. Ban đầu chồng tôi không đồng ý mua ti vi vì anh cho rằng cái cũ vẫn dùng được và tiền thưởng Tết của anh cũng không nhiều.
Tuy nhiên tôi vẫn ra sức thuyết phục chồng: "Năm nay công ty làm ăn tốt nên thưởng của em chắc cũng cao, cứ để đấy em lo. 2 vợ chồng mình còn trẻ nên sắm sửa cho ông bà được cái gì hay cái đấy. Ông bà cũng sống được mấy nỗi nữa đâu". Tôi đã nói đến vậy nên chồng đành phải đồng ý, để tôi toàn quyền mua sắm.
Kết quả là tôi mua 1 ti vi, 1 tủ lạnh, 1 bộ bàn ghế ở phòng khách tất cả hết khoảng 20 triệu. Sau lễ ông Công ông Táo, tôi đi mua thêm 5 triệu tiền đồ ăn thức uống cho dịp Tết nữa. Tất thảy hết tầm 25 triệu.
Trái ngược với kỳ vọng của tôi, bố mẹ chồng không từ chối nhưng cũng chẳng tỏ vẻ hãnh diện. Dù mỗi lần người ta chở đồ đạc về là hàng xóm không khỏi xuýt xoa những lời đại loại: "Ông bà may mắn quá! Có cô con dâu biết chăm lo cho bố mẹ chồng thế này thì sướng phải biết!". Bố mẹ chồng như thế nhưng tôi cũng không cảm thấy phiền lòng nhiều bởi biết tính ông bà từ lâu.
Ai ngờ đến khi tôi đặt mua thêm cây mai cho đẹp nhà đẹp cửa thì bố mẹ chồng gọi 2 vợ chồng vào nói chuyện. Bố chồng tôi khó chịu ra mặt:
"Con dừng việc mua cái này cái nọ đi được rồi đấy. Các con còn trẻ, còn nhiều việc phải lo thế mà từ đầu tháng đến giờ bố thấy con chi tiêu hoang phí quá rồi. Hơn nữa con mua đồ đạc về cũng chẳng nói chẳng rằng với bố mẹ là thiếu lễ phép. Bây giờ nếu được con đem đi trả hết đi. Bố mẹ không cần dùng những thứ này đâu".
Càng nghe bố chồng nói, tôi càng ngỡ ngàng. Tôi quay sang nhìn chồng thì anh cũng chỉ biết cúi mặt và xin lỗi bố mẹ. Sau đó về phòng anh còn bảo: "Anh đã bảo rồi mà em không chịu. Bố mẹ không muốn như thế đâu, không muốn nhận đồ của bất cứ ai và lại càng không muốn mang tiếng ỷ lại cho con dâu đâu".
Lần này thì tôi bật khóc. Tôi thực sự không hiểu nổi chồng và bố mẹ chồng. Nếu đã không muốn như thế tại sao ngay từ khi tôi mua ti vi, tủ lạnh lại không từ chối đi? Để đến bây giờ khi năm hết Tết đến, mọi sự đã rồi thì ông bà mới trách mắng?
Theo Helino
-
Tâm sự3 giờ trướcNgười chồng mà tôi hết mực yêu thương, chiều chuộng lại có ngày khiến cho tôi khổ sở như thế này.
-
Tâm sự8 giờ trướcEm vô cùng áy náy, mỗi lần gặp cháu lại thấy ngại ngùng. Em không biết nên chọn quà gì tặng cháu cho tương xứng...
-
Chứng kiến cảnh con gái bị bố chồng chèn ép, bố đẻ tôi đã làm một việc khiến cả nhà thông gia bẽ mặtTâm sự12 giờ trướcThấy con gái bị bố chồng chèn ép, bố đẻ tôi làm ngay một việc khiến nhà thông gia bẽ mặt phải rối rít xin lỗi.
-
Tâm sự16 giờ trướcBạn trai tôi thường xuyên "đốt tiền" vào những trò cá cược đỏ đen trên mạng, không ít lần tôi phải đi trả nợ thay cho anh ta. Dù tôi đã nhiều lần chia tay nhưng bạn trai liên tục níu kéo, thậm chí dọa dẫm khiến tôi không thể dứt khoát.
-
Tâm sự1 ngày trướcNghe xong những lời bạn của chồng nói, tai tôi như ù đi, chân run không đứng vững.
-
Tâm sự1 ngày trướcBố cô không may mắc bệnh trọng và đã qua đời hồi đầu năm. Mọi thứ đến quá nhanh, quá đột ngột làm cho nỗi đau, sự hẫng hụt của mẹ con cô mỗi ngày mở rộng ra mãi.
-
Tâm sự1 ngày trướcĐọc tờ giấy được chuẩn bị kỹ càng về nội dung, câu từ mà tôi suýt ngất vì sốc.
-
Tâm sự1 ngày trướcôi bất ngờ nhận ra người mà mấy tháng qua đã quan tâm, chu đáo với hai mẹ con.
-
Tâm sự2 ngày trướcTôi rất được mẹ chồng yêu mến chiều chuộng, nhưng gần đây bà lại tỏ thái độ khó chịu.
-
Tâm sự2 ngày trướcCháu đã vào đại học, đã có rung động với bạn gái. Nhưng cháu thực sự không dám yêu vì sợ đưa bạn gái về nhà, một là bạn ấy "chạy mất dép", hai là bạn ấy bị mẹ "đồng hoá"...
-
Tâm sự2 ngày trướcNăm nay cô 32 tuổi. Mấy năm nay, cô luôn bị người nhà hối thúc việc tìm hiểu, yêu đương, xây dựng gia đình...
-
Tâm sự3 ngày trướcChồng ngoại tình khiến tôi suy sụp, nhưng thất vọng hơn là cách hành xử của anh ta khi bị vợ biết chuyện.
-
Tâm sự3 ngày trướcVợ chồng chúng tôi cứ bị kẹt giữa một bên là mong muốn con vươn xa, một bên mong các con không rời khỏi vòng tay của mình.