Một nách 2 con vẫn bị coi thường, bố vợ "phản đòn" khiến con gái hả hê, con rể câm nín

Chồng tôi nghe thấy thế liền "đứng hình" không nói không năng gì cả. Bữa cơm từ sau lúc ấy chỉ có tôi và bố nói chuyện

Chồng tôi nghe thấy thế liền "đứng hình" không nói không năng gì cả. Bữa cơm từ sau lúc ấy chỉ có tôi và bố nói chuyện, tuyệt nhiên không thấy anh lên tiếng.

Mẹ mắc bệnh ung thư rồi qua đời khi tôi vừa vào đại học. Ngày nhỏ bố tôi đi làm xa nên phần lớn thời gian là hai mẹ con bên nhau. Tôi đã phải mất một khoảng thời gian khá dài để có thể cân bằng lại cuộc sống. 

Bố tôi là người có tài và thú thực là khá... trẻ con. Tôi chẳng biết có phải càng già người ta càng trẻ con không mà từ ngày tôi về nhà chồng, bố tôi trở nên hay hờn dỗi vô cùng. Tuần nào tôi trót hứa sang cả 2 ngày cuối tuần mà mắc việc không cho các cháu sang được là ông giận luôn gọi điện không thèm nghe. Nói vui vậy chứ tôi biết tất cả đều là vì tình cảm của bố dành cho con cháu mà thôi. 

Một nách 2 con vẫn bị coi thường, bố vợ phản đòn khiến con gái hả hê, con rể câm nín-1

Mỗi ngày ở nhà với tôi là biết bao thứ việc khi 2 nách là 2 đứa con thơ song luôn bị nhà chồng coi là ăn bám. Ảnh minh họa. 

Mẹ mất sớm nên khi tôi sinh con cũng có chút thiệt thòi khi không có mẹ đẻ ở bên giúp đỡ. Bố mẹ chồng tôi vốn khó tính, hai bên lại không được hợp nhau nên thật lòng tôi luôn cố gắng tự hoàn thành mọi công việc bằng sức mình, hạn chế nhờ đến ông bà. Ngày chúng tôi cưới nhau, tôi cũng biết bà không ủng hộ tôi và luôn có suy nghĩ so sánh với những người anh được giới thiệu. 

Đẻ xong đứa thứ nhất, tôi chuẩn bị trở lại với công việc thì con bị bệnh nặng phải nhập viện. Tôi còn nhớ như in cái cảnh mẹ con ôm nhau ở viện cả tháng trời. Sau đó nhờ trời phù hộ mà thằng bé qua khỏi. Bố mẹ chồng thì nói yếu không trông được cháu, để con cho người lạ chăm thì không yên tâm nên cuối cùng tôi đành nghỉ việc để tạm thời ở nhà trông con cho đến khi cứng cáp. 

Ở nhà trông con mới thấy có 1001 thứ việc lặt vặt không tên. Con tôi sức đề kháng kém nên trái gió trở trời là ốm. Hồi bé được 18 tháng tôi từng cho con đi mẫu giáo nhưng đi được 1 tuần thì ốm cả 2 tháng trời nên lại đành 2 mẹ con ở nhà trông nhau. 

Tôi có thai lần 2 ngoài kế hoạch. Hai vợ chồng chỉ một người đi làm nên áp lực tài chính cũng nặng nề. Ban đầu chồng tôi còn tính hay bỏ đi song nghĩ đi nghĩ lại, tôi thuyết phục anh hãy để tôi giữ lại con. Chỉ cần chờ hai đứa cứng cáp, tôi đi làm trở lại là mọi thứ sẽ dần dần ổn định thôi. Chỉ là tôi không ngờ mình ngày càng đẩy mình vào thế khó. 

Sau khi sinh bé thứ 2, rút kinh nghiệm khi nuôi bé thứ nhất nên tôi cố gắng ăn uống để con được bú sữa mẹ hoàn toàn cho nâng cao sức đề kháng. Trộm vía thằng bé khó tính, khó ngủ nhưng khỏe mạnh ít khi ốm vặt. Nhìn con lớn lên, tôi mừng lắm nhưng cũng không khỏi lo lắng khi nhìn thân thể mình trong gương. 

"Có sữa mấy đâu mà ăn lắm làm gì cho mập thây". 

"Một thằng đi làm nuôi mấy cái miệng ăn mà không biết vun vén thì chỉ có chết". 

Không biết tôi đã khóc bao lần khi nghĩ về những câu nói đó của bố mẹ chồng. Chúng tôi sống chung một nhà, ông bà đều đã về hưu nhưng chưa khi nào tôi dám nhờ ông bà trông cho 2 đứa đến nửa buổi chứ đừng nói là một ngày. Mỗi ngày ở nhà với tôi là biết bao thứ việc khi 2 nách là 2 đứa con thơ. Vậy nhưng hóa ra tất cả điều đó bố mẹ chồng tôi và ngay cả chồng tôi đều chẳng thấy thấm tháp gì, luôn cho rằng tôi là kẻ ăn bám. Anh còn luôn miệng nói tôi hẹp hòi, hay để ý rồi bảo tối bố mẹ đã nói thì không có chuyện sai và là con dâu thì không bao giờ được cãi. 

Lương chồng tôi một tháng được vỏn vẹn 9 triệu, đưa bố mẹ 4 triệu góp tiền ăn rồi trừ tiền anh tiêu đi chỉ còn đưa vợ được 2 triệu bỉm sữa cho cả 2 đứa. Nếu không có khoản tiết kiệm từ trước khi lấy chồng, tôi sao có thể sống nổi với 2 triệu cho tất tần tật các khoản. 

Cuối tuần đó, để nịnh bố vì tuần trước trót sai hẹn, tôi đưa 2 con sang từ thứ 6 rồi hẹn sẽ cho cháu chơi với ông đến chủ nhật mới về. Bố tôi mừng lắm, tíu tít làm đủ thứ món ngon cho cháu ngoại. Tối hôm đó, khi đang quây quần trong bữa cơm, bố tôi đột nhiên nhìn con rể rồi "phán xanh rờn". 

"Con Ngân nhanh nhanh thu xếp cho đứa lớn đi học rồi đứa nhỏ nhờ ông bà chăm cho mà đi làm. Vợ chồng mày phải đi làm cả đôi chứ ở nhà trông chờ mấy đồng lương của chồng mày, không có tiền tiết kiệm thì chỉ có sống bằng hít khí giời. Đừng để giống thằng A ở đầu ngõ kìa, lương được vài đồng bạc đủ nuôi mồm mà lúc nào cũng ra rả tưởng vợ ở nhà không phải làm gì ăn bám". 

Chồng tôi nghe thấy thế liền "đứng hình" không nói không năng gì cả. Bữa cơm từ sau lúc ấy chỉ có tôi và bố nói chuyện, tuyệt nhiên không thấy anh lên tiếng. Hết bữa cơm, chồng tôi xin phép về trước, tôi ở lại nhà ngoại mà không khỏi trách bố. Hóa ra trong một lần, tôi không giữ được lòng mà tâm sự chuyện nhà chồng nên bố tôi hôm nay mới nói vậy.

Một nách 2 con vẫn bị coi thường, bố vợ phản đòn khiến con gái hả hê, con rể câm nín-2

Ảnh minh họa

Tối hôm đó tôi gọi điện cho chồng xem tình hình thế nào. Khỏi phải nói, anh tức điên rồi như muốn gây sự với tôi. Chẳng hiểu sao khi đó tôi chỉ thấy buôn cười.

"Anh để ý làm gì, bố nói thế chứ có ý gì đâu. Mà bố là bậc bề trên, là bố của em, bố nói làm sao sai được đúng không anh? Mà anh cũng suy nghĩ về việc cho con đi học để em đi làm lại đi nhé. Cái "sung sướng" ở nhà chăm con em hưởng thế là đủ rồi, giờ để em gánh nỗi lo kinh tế cùng anh". 

Cúp điện thoại mà tôi hả hê vô cùng. Anh ấy có bố mẹ, tôi cũng có. Anh ấy đi làm kiềm ra tiền, tôi cũng chẳng phải thất nghiệp, chỉ là vì con cái mà đành hi sinh thôi, chẳng ngờ đổi lại là sự coi thường, khinh rẻ. Từ sau hôm nghe bố vợ dạy dỗ, chồng tôi giảm hẳn những câu khó nghe với vợ và cũng không còn dám coi thường người ở nhà.

Theo Khám phá

Xem link gốc Ẩn link gốc http://khampha.vn/tinh-yeu-gioi-tinh/mot-nach-2-con-van-bi-coi-thuong-bo-vo-phan-don-khien-con-gai-ha-he-con-recam-nin-c25a746175.html

con rể

bố vợ

Vợ Chồng


Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.