Ngày ông nội mất bố kiên quyết không về chịu tang, nhưng hành động trong hôm cúng 100 ngày của bố khiến tôi khâm phục

Hành động của bố trong 100 ngày cúng nội khiến tôi vừa hết giận vừa khâm phục bố. Họ hàng ở quê cũng không còn giận mà động viên bố tôi hoàn thành trách nhiệm của một người con.

Ông nội tôi năm nay đã 74 tuổi, hơn một năm nay ông yếu đi trông thấy. Như đã dự cảm trước được tình trạng sức khỏe của mình, ông dặn con cháu đủ điều và đưa cho bác cả số tiền tiết kiệm của ông để sau này có nhỡ có mệnh hệ gì còn được lo ma chay. 

Nội mất vào một chiều thu, nhận được tin dữ chúng tôi bàng hoàng lắm. Tôi vẫn nhớ hồi nhỏ, bố mẹ gửi tôi về quê ở với ông bà nội, nội hay chở tôi trên con xe đạp cũ, mua cho tôi những que kẹo mút thật thơm ngọt, ru tôi ngủ trên chiếc võng. Vậy mà bây giờ chỉ còn là dĩ vãng…

Ngày ông nội mất bố kiên quyết không về chịu tang, nhưng hành động trong hôm cúng 100 ngày của bố khiến tôi khâm phục-1(Ảnh minh họa)

Ngày nội mất, cả nhà tôi gác lại toàn bộ công việc về quê chịu tang ông. Riêng bố tôi lại không đi, ông cáo bệnh không về khiến họ hàng giận lắm, trong khi đó bác cả chỉ im lặng không nói gì. Mẹ con tôi cũng không hiểu tại sao bố không chịu về. Nghĩa tử là nghĩa tận vậy mà bố tôi lại từ chối làm điều này.

Bố không về, mọi người nói những điều không hay, chỉ trích bố tôi bất hiếu, vô ơn. Nhưng vì không khuyên được bố, chúng tôi cắn răng chịu đựng. Bố hành xử như vậy, mai sau tôi và em trai cũng làm vậy, liệu ông có thể yên lòng nhắm mắt được không? Hay giữa bố và nội có mâu thuẫn gì?

Trở về thành phố sau 2 ngày chịu tang nội, bố tôi vẫn ở nhà ngồi uống trà với vẻ mặt trầm ngâm u buồn. Mẹ tôi trách bố không biết điều, bất hiếu. Tôi và em trai cũng vùng vằng với bố. Ông chỉ xin lỗi và nói có lý do riêng, đến một lúc nào đó ông sẽ nói ra cho mọi người hiểu.

100 ngày của ông, bác cả làm lễ cúng to lắm. Lần này bố tôi chủ động về quê. Đây là lần đầu tiên bố về từ ngày nội mất. Mọi người ở quê không ai cho bố vào, họ cho rằng bố tôi đã từ ông, đám tang không về thì giờ về làm gì. Bố quỳ trước cổng, rơi nước mắt tiết lộ lý do không dám về chịu tang:

"Trước khi bố mất nửa tháng, bố có gọi cho em tiết lộ em chỉ là con nuôi. Em là trẻ sơ sinh bị bỏ ngoài đường, bố mẹ thương nhặt em về nuôi. Ông đã giấu sự thật này mấy chục năm, trước khi mất ông muốn em biết. Thực sự em không dám về chịu tang vì em nghĩ mình không đủ tư cách, không phải là con ông. Em mang ơn bố, nợ gia đình mình nhiều lắm".

Ngày ông nội mất bố kiên quyết không về chịu tang, nhưng hành động trong hôm cúng 100 ngày của bố khiến tôi khâm phục-2(Ảnh minh họa)

Họ hàng đều choáng váng về lời bố nói, không một ai biết sự thật này vì ông bà nội tôi trước ở ngoài Bắc, sau khi đẻ thêm chú út thì vào miền Trung sống đến tận bây giờ. Vì mặc cảm là đứa con nuôi và vẫn chưa hết sốc trước sự thật này, bố tôi không dám về chịu tang, không dám đối diện với sự thật rằng ông nội đã ra đi, ông không phải là bố của bố tôi.

Lúc này bác cả mới tiết lộ bác đã biết chuyện này từ lâu, nhưng vì ông nội dặn không được nói với bố tôi nên bác đã giữ kín. Hiểu và thông cảm cho nỗi khổ của bố, bác bảo bố vào nhà thắp hương cho nội. Vừa ngồi xuống bàn uống nước, bố tôi đã thưa chuyện với gia đình. Bố xin được thay nội nuôi chú út bị tâm thần, ngớ ngẩn. Chú bị bệnh Down từ nhỏ, hiện đang ở với nhà bác cả. Bố xin gánh vác trách nhiệm này thay bác cả vì bác bệnh tật, đau ốm liên tục, gia đình kinh tế cũng khó khăn nữa. Bố bảo: "Trước bố nuôi em giờ hãy để em nuôi chú út, đưa chú ấy về sống với vợ chồng em"

Chú út bị tâm thần nhưng rất quý bố tôi, nghe thấy bố xin đưa chú về chú mừng lắm. Đứng đó, chứng kiến tất cả, tôi thấy khâm phục, ngưỡng mộ bố vô cùng. Tuy bố có lỗi khi không về chịu tang ông nhưng chuyện bố tôi chỉ là đứa con nuôi thực sự là rất sốc, khó chấp nhận. Nhưng tôi biết, bố luôn coi ông nội là bố đẻ, coi bác và chú là anh em ruột của mình.

(thutrang...@gmail.com)

Theo Vietnamnet


con nuôi


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.