Nhiều lần anh trai tôi phải kêu than vì sở thích của chị dâu, tôi cũng "bó tay" không biết khuyên thế nào

Mỗi khi cáu gắt chồng con, chị lại lấy tiền trong két ra đếm là quên luôn chuyện tức giận vừa rồi.


Chị dâu tôi là một người rất khắt khe đong đếm. Chị kiệt với chính cả bản thân chị. Anh trai tôi quanh năm chỉ có 3 cái áo sơ mi thay đổi, mùa đông khoác thêm áo ngoài là xong. Chị cũng không nhiều nhặn gì hơn, quần áo cũ và lỗi mốt đến mức tôi không nhìn nổi. Có cái váy chữ A chị mặc đến bạc cả màu mà vẫn không chịu vứt đi. Con cái thì khá hơn 1 chút, ít nhất thì được thay đổi quần áo theo mùa, cũng phải, các cháu lớn từng ngày, đồ cộc ngắn nên buộc phải thay, chứ không thì chắc chị dâu tôi sẽ để các con mặc tới khi rách thì thôi.

Bố mẹ tôi cũng hiếm khi được chị biếu tặng cái gì. Có chăng phải chờ tới lễ Tết, Trung Thu hoặc khi bị ốm, bệnh.

Trong khi đó, mức lương của anh chị khá tốt. Anh tôi là thợ sửa ô tô chuyên nghiệp, làm việc ở một xưởng lớn, lương thưởng hàng tháng phải tới 20 triệu. Thỉnh thoảng anh còn bán được thêm chiếc ô tô cũ nên có thêm tiền hoa hồng. Hồi chưa lấy vợ, tôi vẫn được anh cho tiền mua quần áo váy vóc hoặc đóng học. Nhưng từ ngày chị dâu quản lý tài chính thì anh tôi đến cốc cà phê đắt tiền cũng không được uống, chỉ có thể uống cà phê dạo 15 ngàn 1 cốc.

Nhiều lần anh trai tôi phải kêu than vì sở thích của chị dâu, tôi cũng bó tay không biết khuyên thế nào-1

Chị cứ cất thế, chẳng để làm gì, chỉ để nhiều lên. (Ảnh minh họa)

Nhiều lần anh trai tâm sự với tôi, anh than thở chẳng hiểu sao chị dâu lại giữ rịt tiền đến thế. Chị không giấu giếm số tiền tiết kiệm với anh, mua sắm gì quá 1 triệu đều nói trước với chồng, thế nhưng cách chị chi tiêu cho sinh hoạt gia đình khiến anh thấy quá chặt chẽ. Góp ý với vợ thì chị bảo: "Anh thiếu gì? Cơm canh hằng ngày thì đổi bữa, tuần cũng được ăn hải sản 2 lần, quần áo anh có đồng phục của xưởng, cần gì thêm quần áo mới. Giày dép thì mỗi năm được mua mới 2 đôi, anh nhìn giày của em kìa, 2 năm 1 đôi thôi đấy". Anh tôi chẳng cãi lại được câu nào.

Tôi hỏi anh chị giữ tiền làm gì? Anh bảo sở thích của chị là tiết kiệm, cứ nhìn số tài khoản ngân hàng ngày càng cao là chị thấy hạnh phúc, tan hết mệt mỏi. Mỗi khi cáu gắt chồng con, chị lại lấy tiền trong két ra đếm là quên luôn chuyện tức giận vừa rồi.

Chị cứ cất thế, chẳng để làm gì, chỉ để nhiều lên. Nhà cửa thì không cho sửa sang vì sợ tốn kém, đồ dùng trong nhà cái gì cũ kĩ lắm thì chị mới chịu xuất tiền ra mua mới. Tủ lạnh vẫn còn dùng cái từ chục năm trước, ngăn đông đóng tuyết đến khó chịu thế mà chị không cho thay.

Tôi không biết phải khuyên anh trai và chị dâu như thế nào nữa. Vun vén cho gia đình là tốt, song hà tiện tiết kiệm quá như chị dâu tôi thì không biết có thật là tốt không nữa?

 

Theo Phụ nữ mới

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phunumoi.net.vn/nhieu-lan-anh-trai-toi-phai-keu-than-vi-so-thich-cua-chi-dau-toi-cung-bo-tay-khong-biet-khuyen-the-nao-d300937.html

chị dâu


'Đòn bẩy' cho những đứa trẻ lười vận động
Trong nhịp sống hiện đại, nhiều bậc phụ huynh lo ngại khi con mình ngày càng ít vận động, chủ yếu dành thời gian cho việc học và các thiết bị điện tử. Thói quen này có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ. Giúp con cân bằng giữa học tập, thư giãn và vận động là điều trăn trở của nhiều bậc cha mẹ.
Gặp 7 ngày đã cưới rồi ly dị sau 3 tháng, chàng trai đến show hẹn hò tìm bạn đời
Tổn thương vì cưới vợ sau 7 ngày gặp gỡ nhưng 3 tháng đã ly hôn, anh Tuấn Liệt đến show hẹn hò mong tìm người yêu chung thủy và đã gặp được cô gái chưa yêu lần nào.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.