Nợ chồng chất sau xây nhà, chồng vô ơn với bên ngoại khiến tôi ấm ức

Hàng tháng, bố mẹ vẫn chu cấp cho các con nhưng chồng tôi dường như không biết trân trọng điều đó.

Năm nay, vợ chồng tôi sẽ đón Tết trong căn nhà mới khang trang và rộng rãi. Nhìn căn nhà bề thế mới được xây xong, chúng tôi không khỏi vui mừng. Thế nhưng, đằng sau đó là áp lực trả nợ do số tiền vay mượn quá nhiều.

Vợ chồng tôi cưới nhau đã 3 năm. Gia đình nhà chồng vốn không giàu có. Lúc đầu, hai vợ chồng bàn nhau lúc nào kinh tế vững mới xây nhà. Nhưng căn nhà bố mẹ chồng sinh sống đã xuống cấp. Hàng xóm xung quanh ai cũng xây nhà mới, chồng tôi bị áp lực với mọi người nên cố dốc hết vốn liếng, vay mượn họ hàng, bạn bè và ngân hàng để xây xong căn nhà.

Tổng chi phí xây dựng căn nhà là hơn 1 tỷ đồng. Bố mẹ chồng cho 300 triệu đồng, còn lại một ít là vốn liếng của hai đứa và tiền vay mượn. Sau khi căn nhà hoàn thành, suốt mấy tháng qua, chúng tôi phải chắt bóp từng đồng để trả nợ.

Nợ chồng chất sau xây nhà, chồng vô ơn với bên ngoại khiến tôi ấm ức-1

Chồng tôi không tôn trọng sự giúp đỡ từ bên ngoại, còn buông lời vô ơn (Ảnh minh họa: KR).

Có căn nhà mới rộng rãi và đẹp nhưng quả thực áp lưc trả nợ khiến tôi vô cùng mệt mỏi. Lúc quyết định xây nhà, vợ chồng nghĩ đơn giản chỉ cần tiết kiệm là sẽ vượt qua. Tuy vậy bây giờ, tôi mới thấm thía sự vất vả. Tình trạng này chắc chắn phải kéo dài vài ba năm, không biết chúng tôi sẽ đối mặt thế nào.

Cho dù vay mượn bạn bè, người quen đi chăng nữa cũng đến lúc phải trả, không thể kéo dài đến chục năm. Mỗi khi nghĩ đến số nợ, tôi lại lo lắng và bất an, thậm chí có những đêm không ngủ được. Chồng động viên rất nhiều nhưng không hiểu sao áp lực cứ đè nặng trên vai.

Tôi tính toán nếu những người cho vay cần tiền, hai vợ chồng chỉ còn biết nhờ bên ngoại xoay sở rồi trả dần. Tuy nhiên, đó chỉ là phương án khi quá khó khăn. Hiện tại, vợ chồng chúng tôi phải "tự lực cánh sinh". Bố mẹ chồng đã già, hỗ trợ được 300 triệu đồng là quá sức. Vì vậy, tôi không dám than thở hay trách móc.

Vài tháng trở lại đây, tôi sinh con nên chi tiêu trong nhà và trả nợ trông vào đồng lương của chồng. Số tiền trong túi thiếu trước hụt sau. Chúng tôi rất cố gắng tiết kiệm mà không đủ.

Tôi phải xin bên ngoại mỗi tháng 2-3 triệu đồng để chi tiêu. Bố mẹ tôi không giàu có nhưng vẫn cố gắng hỗ trợ con gái. Tôi thương bố mẹ vì chưa báo đáp được ngày nào lại phải chu cấp tiền hàng tháng.

nợ nần, vợ chồng tôi hay nảy sinh xích mích những chuyện nhỏ nhặt. Tôi thông cảm với áp lực mà chồng đang đối diện nhưng không phải vì vậy, anh luôn mang gương mặt căng thẳng về nhà. Có những ngày vợ chồng không nói với câu nào, tôi vừa sinh con mà chẳng được chia sẻ nên cảm thấy mệt mỏi.

Mỗi khi cãi nhau, chồng lại trách móc tôi chẳng làm được ra tiền từ trước để tích góp, bây giờ ở nhà nghỉ sinh không có đồng nào trả nợ. Tôi không khỏi buồn vì lời chì chiết của chồng. Trong thời gian nghỉ sinh, người phụ nữ nào cũng vậy, không chỉ riêng tôi.

Tôi phân trần với chồng, dù vợ không đi làm vì đang nghỉ sinh, bên ngoại có hỗ trợ hàng tháng cho hết thời gian 6 tháng. Chồng không những không trân trọng sự giúp đỡ đó, còn buông lời khinh thường. Anh bảo: "Số tiền đó chưa mua được bộ cửa cho nhà mới, quá ít ỏi".

Số tiền 2-3 triệu đồng có thể không thấm vào đâu nhưng đó cũng là mồ hôi, công sức của bố mẹ vợ làm ra. Chồng buông lời vô ơn khiến tôi không khỏi thất vọng.

Tình trạng nợ nần chưa kết thúc, tôi không biết phải đối diện với sự căng thẳng này đến bao giờ. Tôi dự định, nếu chồng không thay đổi thái độ, tôi sẽ nói với mẹ đẻ ngừng chu cấp. Hai vợ chồng tự nuôi nhau và trả nợ để anh thấm thía hơn về những lời nói thiếu tôn trọng bên ngoại.

 

Theo dân Trí

Xem link gốc Ẩn link gốc https://dantri.com.vn/tinh-yeu-gioi-tinh/no-chong-chat-sau-xay-nha-chong-vo-on-voi-ben-ngoai-khien-toi-am-uc-20231205065158017.htm

nợ nần


Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp
Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.