Tháng nào mẹ cũng gửi gạo cho thông gia, nhưng mẹ chồng lại đem bán rồi nói câu này khiến tôi giận tím mặt

Mẹ chồng nói như vậy tôi sốc lắm, bà khinh thường nhà tôi, nói những lời mỉa mai sốc óc thế làm sao tôi chịu được.

Đẻ con gái đúng là thiệt thòi trăm đường, bố mẹ vất vả nuôi tôi 27 năm, vậy mà lúc đi lấy chồng bố mẹ vẫn còn phải lo, chăm chút cho từng tí một. Tôi lấy chồng thành phố, nhà chồng đều là những người có địa vị xã hội nên rất coi trọng danh tiếng, nề nếp. Bố mẹ chồng tôi đã về hưu, giờ chỉ ở nhà trông cháu, đi sinh hoạt hội người cao tuổi nên khá nhàn.

Làm dâu thành phố, một đứa gái quê như tôi phải học nhiều, nhất là chữ "nhẫn". Ở chung với bố mẹ chồng, nhiều cái bất tiện, mẹ chồng hay dò xét tôi đành cam chịu vì biết sao bây giờ. Mẹ tôi dặn dò tâm sự, nên nhẫn nhịn để mọi chuyện yên ấm, đôi co người thiệt là tôi lại mang tiếng bố mẹ đẻ. Thôi thì tôi nghe mẹ, phận làm dâu ngàn đời nay có ai bảo sướng đâu chứ.

Bố mẹ tôi ở quê chỉ có ruộng đồng, quanh năm cấy hái, trồng hoa màu nên thóc gạo, rau củ nhiều chẳng lo thiếu. Thương tôi phải tốn tiền mua gạo, rau hay thức ăn nên lần nào lên chơi mẹ cũng mang đùm lớn, đùm bé cho con cháu. Riêng khoản gạo, mẹ bảo để mẹ gửi hàng tháng lên cho, nhà trồng được nên biếu thông gia gạo quê ăn cho sạch chứ gạo mua không biết đâu mà lần.

Tháng nào mẹ cũng gửi gạo cho thông gia, nhưng mẹ chồng lại đem bán rồi nói câu này khiến tôi giận tím mặt-1

Có mẹ đẻ "tài trợ" gạo mỗi tháng nên nhà tôi cũng đỡ chi phí. Mẹ chồng không nói gì, nhưng dạo gần đây tôi thấy bà mang gạo thông gia cho ra chợ bán rồi lại mua gạo khác về. Bực mình khi mẹ làm thế, cảm thấy không được tôn trọng tôi hỏi thẳng bà nội. Mẹ nhìn tôi cười cợt đáp lại: "Gạo quê nhà chị ăn chán lắm. Nhà này phải ăn gạo thơm, gạo ngon gấp mấy lần!".

Mẹ chồng nói như vậy tôi sốc lắm, bà khinh thường nhà tôi, nói những lời mỉa mai sốc óc thế làm sao tôi chịu được chứ. Không kìm chế được cảm xúc tôi bật lại mẹ: "Vâng, vậy mà hơn 1 năm qua nhà mẹ vẫn ăn thứ gạo nhà quê đó đấy ạ?". Bà tức sôi máu nói tôi hỗn, mất dạy và gọi điện cho thông gia dạy lại con.

Bà ngoại chưa biết đầu đuôi ra sao, vội xin lỗi mẹ chồng tôi để mọi chuyện được êm thấm. Chẳng giấu mẹ, tôi kể hết. Mẹ chỉ thở dài bảo: "Thôi từ nay mẹ không gửi lên cho nhà con thứ gì nữa". Câu nói của mẹ khiến tôi cứ suy nghĩ, vừa thương vừa cảm thấy có lỗi với mẹ.

Còn mẹ chồng tôi từ hôm đó đến giờ cứ mặt nặng mày nhẹ với tôi, bà nói tôi thường xuyên gửi tiền về nhà ngoại. Đồ bà ngoại cho đều phải mua với giá cắt cổ chứ chẳng cho không. Nghe những lời đó tôi uất ức lắm, mẹ cho tôi nhiều chứ tôi lấy chồng đã báo hiếu được thứ gì đâu. Theo mọi người tôi nên làm gì để mẹ chồng hết coi thường, thay đổi suy nghĩ về thông gia đây. Hay nghèo, nhà quê là không được tôn trọng?

(Xin giấu tên)

Theo Vietnamnet


Tâm Sự Đêm Khuya

mẹ chồng


Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.