Vợ bỏ hai con ở nhà khăng khăng đi làm, một lần tăng ca về muộn, tôi "chết đứng" nhìn tận mắt công việc của vợ, sốc nhất là lời tuyên bố của cô ấy

Tôi bắt vợ về ngay lập tức, tôi có để cho cô ấy thiếu thốn đâu cơ chứ. Nhưng vợ gằn giọng: "Nếu anh không muốn tôi phải vào bệnh viện tâm thần thì cứ để yên cho tôi quét rác!".

Vợ chồng tôi đẻ dày do vỡ kế hoạch, sinh 2 đứa trong chưa đầy 3 năm. Chính vì thế vợ tôi phải nghỉ việc ở nhà trông con. Lương thưởng của tôi cũng không đến nỗi nào, tôi nghĩ vợ cứ ở nhà chăm con, quán xuyến việc nhà và lo lắng cho mẹ chồng là được. Vừa nhàn nhã, không cần lao ra xã hội kiếm ăn mà chuyện nhà chuyện cửa cũng được chỉn chu.

Thế nhưng cách đây nửa tháng vợ tôi đột ngột tuyên bố sẽ đi làm. Nếu mẹ tôi không trông cháu được thì cô ấy sẽ gửi chúng đi nhà trẻ hết. Đứa bé nhà tôi tròn 18 tháng vừa cai sữa xong, đứa lớn cũng vẫn ở nhà. Vợ tôi ở nhà có thể trông luôn hai đứa, việc gì phải gửi trẻ, vừa xót con vừa tốn kém.

Tôi và mẹ phản đối kịch liệt quyết định đi làm của vợ. Con bé như thế, gửi đi trẻ mà cô ấy không thương con hay sao? Chưa nói tôi vẫn lo cho cả gia đình đầy đủ, vợ chỉ ở nhà với con, cô ấy sướng không muốn sướng lại cứ thích đi làm!

Song vợ tôi ngang bướng không nghe lời ai. Mẹ tôi bảo bà mệt không trông cháu được, thế là vợ đăng kí cho hai đứa đi học luôn. Và cô ấy bắt đầu đi làm ngay sau đó. Tôi hỏi công việc cụ thể thì vợ chỉ nói là một công ty bình thường, lương không cao lắm, còn hay phải làm thêm buổi tối. Tôi chẳng nghi ngờ gì vì cô ấy nghỉ làm mấy năm, làm sao có chuyện xin được ngay chỗ ngon nghẻ.

Vợ bỏ hai con ở nhà khăng khăng đi làm, một lần tăng ca về muộn, tôi chết đứng nhìn tận mắt công việc của vợ, sốc nhất là lời tuyên bố của cô ấy-1

Tôi "chết đứng" nhìn khuôn mặt giàn giụa nước mắt của vợ. (Ảnh minh họa)

Cho đến tối hôm qua, tôi tan làm khá muộn vì phải tăng ca. Đang đi đường thì có điện thoại gọi tới nên tôi phải dừng lại nghe. Cúp điện thoại, ngẩng đầu lên nhìn sang bên kia đường, tôi giật mình thấy một bóng dáng rất quen thuộc. Dù người phụ nữ đó mặc đồ bảo hộ lao động và đeo khẩu trang nhưng chung chăn gối nhiều năm, sao tôi có thể không nhận ra vợ mình. Đáng nói hơn cô ấy đang làm công việc quét rác!

Tôi lao đến lôi vợ lên lề đường, quát hỏi cô ấy tại sao lại làm công việc này. Vứt hai con đi nhà trẻ, bỏ nhà bỏ cửa không quan tâm để ra đường quét rác hay sao! Thật sự quá hoang đường!

Trước sự phẫn nộ ngùn ngụt của tôi, vợ thản nhiên bảo tình hình kinh tế khó khăn, làm gì có chuyện dễ xin việc, còn đi làm ngay lập tức như thế. Công việc quét rác này cô ấy cũng may mắn mới xin được, vì nhân viên trước đó vừa nghỉ sinh.

Tôi bắt vợ về ngay lập tức, tôi có để cho cô ấy thiếu thốn đâu cơ chứ. Nhưng vợ gằn giọng: "Nếu anh không muốn tôi phải vào bệnh viện tâm thần thì cứ để yên cho tôi quét rác!". Rồi cô ấy vừa khóc vừa kể lể mẹ tôi quá đáng, khắt khe, thêm việc chửa đẻ khó khăn và chuyện chăm 2 đứa con cùng lúc mệt mỏi vô cùng. Cô ấy không thể chịu đựng hơn được nữa, chỉ muốn được ra ngoài thoát khỏi 4 bức tường căn nhà, nếu không cô ấy sẽ phát điên mất. Vì thế cho dù là việc quét rác cô ấy cũng chấp nhận.

Tôi "chết đứng" nhìn khuôn mặt giàn giụa nước mắt của vợ. Song tôi vẫn không tài nào hiểu nổi, ở nhà với con và mẹ chồng thôi mà có thể khủng khiếp đến mức như cô ấy nói hay sao?

 

 THEO PHÁP LUẬT VÀ BẠN ĐỌC


mẹ chồng nàng dâu

mẹ chồng


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.